Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

​Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa sau Tết

  • 0 nhận xét
  • ​Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa sau Tết
    4.1/5 sao 18 lượt

“Thiên đường Sapa” không chỉ nổi tiếng với những danh thắng nên thơ, kỳ vĩ, những lễ hội văn hoá đặc sắc mà còn vang danh với nhiều đặc sản độc đáo. Trong đó, nổi bật là các món ngon và hấp dẫn dịp sau Tết, mang đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc. Nếu đang dự định du lịch Sapa sau Tết thì chắc chắn một số kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa sau Tết sẽ cung cấp nhiều điều thú vị và hữu ích cho du khách!

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen là một trong các đặc sản ngày Tết và sau Tết nổi tiếng nhất tại Sapa. Bánh chưng đen vốn là một món bánh truyền thống dịp Tết của đồng bào dân tộc Giáy ở Sapa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chọn đặc sản khi du lịch Sapa sau Tết, ngày nay loại bánh này đã được bày bán phổ biến hơn. Khi du lịch Sapa sau Tết, du khách vẫn dễ dàng tìm và thưởng thức được vị thơm ngon của món bánh độc đáo này.


Bánh chưng đen - một món bánh đặc sản nổi tiếng của Sapa

Nguyên liệu chính của bánh chưng đen gồm gạo nếp làm vỏ bánh và thịt, đậu xanh, thảo quả làm nhân bánh. Nếp làm bánh thường được chọn từ loại gạo nếp ngon, hạt to tròn, được trồng ngày tại Sapa ở mùa vụ cuối năm trước. Để tạo màu đen cho nếp, người ta sẽ ngâm gạo nếp với tro mịn đốt từ vỏ cây núc nác phơi khô. Về phần nhân, thịt được luộc chín được ướp cùng hạt thảo quả nướng giã nhỏ và tiêu bột. Đậu xanh được đãi sạch vỏ. Lá gói bánh chưng đen đa phần là lá dong rừng có màu xanh mướt. Sau khi cho đầy đủ nếp, đậu xanh, thịt đã ướp… người ta dùng lạt dài quấn chặt bánh và nấu trong nồi to dưới lửa than củi.

Theo kinh nghiệm chọn đặc sản khi du lịch Sapa, bánh chưng đen “chính hiệu” thường có mùi thơm rất đặc trưng, khó thể nhầm lẫn. Khi ăn, bánh không gây cảm giác nóng cổ hay nóng bụng vì phần tro vỏ cây núc nác đã giúp khử độ chua của gạo nếp. Vỏ bánh dẻo, dai, quyện cùng đậu xanh bùi bùi và thịt heo đậm đà mang đến một hương vị rất ấn tượng và khó quên.

Bánh dầy “Páu Plâu”

Bánh dầy “Páu Plâu” là một món bánh vô cùng độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sapa dịp sau Tết. Nguyên liệu chính để làm bánh dầy “Páu Plâu” là gạo nếp. Người ta chọn gạo nếp rất kỹ. Gạo nếp dùng làm bánh phải là loại gạo nếp thơm, dẻo, hạt tròn, không pha tạp với các loại gạo khác. Gạo nếp được giã hoàn toàn thủ công. Sau đó đem phơi ở độ nắng vừa đủ. Nhân bánh chủ yếu là đậu xanh.

Bánh dầy “Páu Plâu” thường được rán giòn hoặc nướng trên bếp than củi, ăn cùng mật ong. Khi ăn, du khách sẽ cảm nhận được phần vỏ bánh bên ngoài rất giòn, bên trong lại rất dẻo và dai, phần nhân đậu xanh ngọt thanh, mềm và bùi bùi. Theo kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa cuối tuần của nhiều du khách thì món bánh dầy “Páu Plâu” này có thể mua mang theo ăn trên đường đi tham quan Sapa.


Bánh dầy “Páu Plâu”

Rượu dân tộc Sapa

Các loại rượu của đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Sapa xinh đẹp. Tại Sapa có khá nhiều loại rượu được dùng nhiều trong Tết và sau Tết, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến:

Rượu San Lùng: Rượu San Lùng còn được gọi là “rượu tiên”, “rượu của trời”, “rượu của các vị thiên tinh”. Đây là một loại rượu truyền thống của người Dao ở bản San Lùng. Với người Dao, rượu San Lùng là “tinh tuý của đất trời”. Rượu San Lùng được ủ men từ các loại lá rừng và thảo mộc nên có vị rất đặc trưng. Ngày Tết, bất kỳ nhà nào ở San Lùng cũng trữ khoảng năm bảy bình rượu San Lùng để uống và đãi khách. Theo kinh nghiệm chọn đặc sản khi du lịch Sapa sau tết, du khách nên mua món rượu San Lùng về làm quà cho bạn bè. Đây sẽ là món quà mà nhiều quý ông yêu thích.

Rượu Táo Mèo: Rượu Táo Mèo là một loại rượu dân dã của đồng bào dân tộc H’Mông. Rượu được chế biến chủ yếu từ quả táo mèo rừng thường mọc ở các triền núi Hoàng Liên Sơn. Theo người dân địa phương, quả táo mèo “kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời” nên khi làm rượu có hương vị vô cùng đặc biệt.

Rượu Thóc: Rượu Thóc là một món đồ uống phổ biến của đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở Sapa. Rượu Thóc được ủ men từ chính loại thóc trồng ở Sapa. Cứ tầm 50kg thóc sẽ ủ được khoảng 2 lít rượu. Tuy có nồng độ khá cao khoảng trên dưới 40 độ nhưng rượu Thóc có vị êm, dễ uống, không quá cay hay đắng.


Khung cảnh người dân Sapa nấu rượu dịp Tết

Hi vọng những kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa sau Tết chia sẻ trên đây sẽ giúp du khách có thể dễ dàng tìm mua được cho mình những món đặc sản Sapa sau Tết. Với những đặc sản này, du khách không chỉ có thể thưởng thức, mua về dùng mà còn có thể làm quà biếu tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến du lịch Sapa, tour du lịch Sapa hấp dẫn nhất hiện nay, xin du khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Viet Fun Travel qua hotline 1900 6749.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về ​Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa sau Tết

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call