Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Địa chỉ chợ Cán Cấu nằm ở đâu?

  • 0 nhận xét
  • Địa chỉ chợ Cán Cấu nằm ở đâu?
    4.5/5 sao 11 lượt

Nói đến Sapa, khách du lịch thường hay nghĩ ngay đến phiên chợ tình Bắc Hà. Trên thực tế là mảnh đất này còn có nhiều phiên chợ khác cũng rất độc đáo và thú vị. Chợ Cán Cấu là một trong những chợ phiên như vậy. Địa chỉ chợ Cán Cấu nằm ở đâu và phiên chợ này có gì đặc sắc? Mời du khách cùng Viet Fun Travel tìm hiểu nhé.

1. Chợ phiên Cán Cấu nằm ở đâu?

Chợ Cán Cấu là một phiên chợ của người dân tộc thiểu số ở Sapa chưa được nhiều người biết đến. Nếu như chợ Bắc Hà đã quá nổi tiếng với văn hóa “chợ tình” đặc sắc thì chợ phiên Cán Cấu lại mang nét khác biệt riêng bởi sự mộc mạc, nguyên sơ còn được lưu giữ. Chợ Cán Cấu là phiên chợ chủ yếu của người dân tộc Mông – Hoa và người Giáy.


Chợ Cán Cấu nằm ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Phiên chợ này được họp tại đường 153. Đây là con đường nối giữa thị trấn Bắc Hà và thị trấn Si Ma Cai. Chợ phiên Cán Cấu nằm ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Khoảng cách từ trung tâm thị trấn Sapa đến chợ phiên Cán Cấu là 120km. Du khách có thể đi đến chợ phiên Cán Cấu theo tuyến đường dưới đây:

- Bắt đầu từ nhà thờ Đá Sapa, du khách đi dọc theo Thạch Sơn đến đường Điện Biên Phủ/ QL 4D.

- Du khách đi dọc theo DCT05 và Lê Thanh đến DT153 tại Phong Niên.

- Du khách đi tiếp ĐT153 khoảng 44km nữa là đến chợ Cán Cấu.

Thời gian di chuyển tuyến đường này khoảng 3 tiếng 5 phút. Du khách có thể sử dụng Google Maps hoặc hỏi thăm người dân địa phương tuyến đường này.

2. Chợ phiên Cán Cấu có gì đặc sắc?

Chợ phiên vốn dĩ là một nét văn hóa rất độc đáo của người dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Sapa là vùng đất tập hợp nhiều tộc người thiểu số nên nơi này cũng có nhiều chợ phiên như Sín Chéng, Cán Cấu, Bắc Hà, Pha Long, Lùng Phình... Chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi mua bán, trao đổi các mặt hàng mà còn là nơi để người dân bản địa gặp gỡ, hẹn hò, rủ nhau đi uống rượu, múa hát, vui chơi cùng nhau.

Chợ phiên Cán Cấu cũng mang đặc trưng như vậy. Chợ thường họp vào các ngày thứ 7 trong tuần và vào các ngày lễ, Tết trong năm. Chợ không họp cả ngày mà chỉ kéo dài từ sáng sớm đến quá trưa. Mỗi phiên chợ Cán Cấu, những người dân tộc bản địa lại tụ họp về đây. Chợ Cán Cấu được họp dọc theo sườn núi, ở chân dốc Cán Chư Sử.


Chợ Cán Cấu được họp dọc theo sườn núi

Khu họp chợ rộng khoảng 1ha. Vào ngày chợ phiên, khu đất này sáng bừng và nhộn nhịp hẳn lên bởi rất nhiều người dân tộc với các trang phục truyền thống sặc sỡ kéo về, đem theo rất nhiều mặt hàng đến để mua bán, trao đổi. Trong những ngày Sapa có sương mù, chợ Cán Cấu bỗng nhuốm sắc màu huyền ảo khi người mua kẻ bán ẩn hiện sau những làn sương mờ.

Chợ Cán Cấu Sapa bán rất nhiều mặt hàng và được chia làm 3 khu vực: khu hàng ăn và các vật dụng đem từ bên ngoài vào như bàn chải đánh răng, dây thừng, cuốc...; tiếp theo là khu bán các sản vật địa phương như rau củ quả, thổ cẩm, thảo dược... và khu cuối cùng là khu chợ trâu. Trong đó, khu chợ trâu chiếm tới hơn 1 nửa diện tích của chợ Cán Cấu, vì thế chợ này còn được gọi là chợ trâu.


Chợ Cán Cấu còn được gọi là chợ trâu

Du khách đến đây có thể thấy rất nhiều loại rau củ, sản vật theo mùa của người dân tộc được bày bán. Các loại đồ thổ cẩm cũng rất phong phú, minh chứng cho tay nghề làm thổ cẩm tinh xảo người dân tộc nơi đây. Bên cạnh đó, du khách còn có thể thưởng thức nhiều món ăn địa phương độc đáo trong chợ.

Mỗi phiên chợ đến, nơi này cũng tụ họp đến hàng trăm con bò, con trâu. Những con trâu và bò này đến từ các bản làng như Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương của Lào Cai và một số huyện của Yên Bái, Hà Giang. Người ta đến đây mua trâu về làm giống, cày bừa để nuôi vỗ béo hoặc để làm thịt.

Trâu được mang đến đây chủ yếu là trâu đực, do đó thỉnh thoảng ở chợ Cán Cấu còn có chọi trâu. Vì giá trâu khá cao nên hiện nay, nhiều người địa phương thường mua trâu về nuôi, vỗ béo rồi lại đem đi bán. Với nhiều người dân nơi đây, con trâu là cả sản nghiệp của họ. Nhiều cặp vợ chồng cùng nhau dắt trâu đem bán, điều đó cho thấy họ coi trọng việc này đến mức độ nào.

Tuy chuyện mua bán, trao đổi hàng hóa quan trọng như vậy nhưng với những người dân tộc nơi đây, chợ phiên Cán Cáu còn là nơi để họ hẹn hò, gặp gỡ, vui chơi. Du khách sẽ không khó để bắt gặp những thanh niên người Mông tay dắt trâu đem bán, bên hông còn đeo thêm cây sáo hay cái khèn.

Sau khi bán mua xong, những người đi chợ sẽ giao lưu với nhau, cùng nhau uống rượu rồi múa hát rất vui vẻ. Trong những cuộc ăn uống này, mọi người sẽ trò chuyện, chia sẻ cuộc sống, kinh nghiệm làm việc và nhiều điều khác. Vì thế, du khách đến chợ Cán Cáu sẽ được xem những tiết mục múa khèn, nghe những tiếng sáo thật réo rắt.

Do còn giữ được nhiều nét sinh hoạt nguyên sơ và mộc mạc nên chợ Cán Cấu thu hút rất nhiều khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài. Nhiều khách du lịch cũng hòa mình vào tiếng khèn, tiếng sáo, điệu múa của người dân tộc, khiến không khí càng thêm sôi động, sắc màu chợ phiên càng thêm đa dạng.

Đến với chợ Cán Cáu, du khách còn có thể gặp gỡ những người dân tộc địa phương, nghe họ trò chuyện bằng thứ tiếng rất lạ và tìm hiểu phần nào về đời sống văn hóa, phong tục của họ. Nơi này chưa bị du lịch làm cho xô bồ, nhốn nháo vì vậy du khách sẽ được thấy nhiều hơn những nét văn hóa dân dã của các tộc người ở đây.


Chợ Cán Cấu thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

Ngoài những điều trên, du khách đi chợ phiên Cán Cáu còn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn địa phương đặc sắc. Ở chợ này có đủ thứ bánh, có những bánh treo lủng lẳng, có nhiều loại xếp trong sọt. Việc hỏi tên các món bánh không hề dễ dàng bởi đa phần người bán đều không biết tiếng Kinh.

Trong chợ cũng có rất nhiều loại xôi đủ màu sắc, các loại trái cây theo mùa. Chợ Cán Cáu cũng có phở nhưng cách ăn khá lạ khi du khách sẽ tự nêm nếm. Chủ quán để sẵn muối, bột ngọt và ớt khô trên bàn để du khách tự nêm theo khẩu vị của mình. Một điểm khác biệt nữa là ở đây có những tô phở chứa gà đen, thịt lợn đen – đặc sản của vùng Si Ma Cai.


Chợ Cán Cấu có những món ăn rất đặc sắc

Chợ phiên Cán Cáu còn có món bánh ngô cũng rất được yêu thích. Bánh ngô là món phở được làm từ bột ngô. Bột ngô được nấu lên cho đến khi đặc lại và được miết thành những sợi phở. Tiếp đó, người ta chan nước dùng vào những sợi phở này. Phở được làm từ bánh ngô vừa có vị ngọt nhẹ của ngô vừa có vị đậm từ nước dùng. Không chỉ khách du lịch muốn thử món này mà ngay cả những người dân địa phương cũng rất thích.

Món thắng cố nổi tiếng của vùng sơn cước cũng có trong chợ Cán Cáu. Và không thể không kể đến rượu ngô, loại rượu cay nồng, thơm lừng và mộc mạc như người dân nơi này. Trong không khí trong lành, xanh mát của núi rừng, giữa những người dân tộc chân chất, các món ăn của vùng Si Ma Cai dường như càng trở nên ngon miệng và đáng nhớ hơn.

Trên đây là một số thông tin về chợ phiên Cán Cấu ở Sapa mà Viet Fun Travel muốn giới thiệu với du khách. Có dịp đến với Lào Cai, du khách đừng quên ghé thăm chợ Cán Cấu để trải nghiệm những điều hết sức thú vị kể trên nhé.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Địa chỉ chợ Cán Cấu nằm ở đâu?

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call