Kinh nghiệm đi làng cổ Đường Lâm
- Tue, 21/05/2019
- 0 nhận xét
Đường Lâm là tên gọi của làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa miếu v.v.. Nào, hãy cùng Viet Fun Travel tìm hiểu kinh nghiệm đi làng cổ Đường Lâm trước khi có ý định xuất phát tới đây nhé!
* Tham khảo: giá vé vào tham quan Làng Cổ Đường Lâm
1. Vị trí, giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm
- Vị trí: Làng cổ Đường Lâm nằm ở hữu ngạn sông Hồng, cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao nhau với đường Hồ Chí Minh. Phía Tây và Tây Bắc của ngôi làng giáp xã Cam Thượng, huyện Ba Vì. Phía Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng và phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Giá vé: 20.000 đồng/người lớn và 10.000 đồng/trẻ em.
Làng cổ đường Đường Lâm nhìn từ trên cao
VF37:Tour Hà Nội 1 Ngày | Lăng Bác - Chùa Trấn Quốc - Văn Miếu - Nhà Tù Hỏa Lò - Bảo Tàng Dân Tộc Học
Khởi hành:Hàng ngày (8:00 - 16:00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội
2. Đôi nét về làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm thuộc huyện Sơn Tây – Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ kính ở miền Bắc và là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội nổi tiếng.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ hình ảnh của một ngôi làng Việt xưa với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen, sân đình, chùa miếu v.v.. Theo thống kê, ngôi làng hiện có 956 ngôi nhà truyền thống.
Căn nhà lâu đời nhất trong làng có tuổi thọ hơn 400 năm. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Đặc điểm dễ nhận dạng các ngôi nhà ở làng cổ Đường Lâm đó chính là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường đó.
Làng cổ Đường Lâm vẫn giữ hình ảnh của một ngôi làng Việt xưa
Các ngôi nhà trong làng đều xây kiểu nội tự - ngoại khách (bên trong là chỗ sinh hoạt còn bên ngoài là chỗ tiếp khách), sân nhà thấp hơn mặt đường. Đường ngõ trong làng đều là ngõ cụt, để đề phòng trộm cướp. Điều đặc biệt là nhà nào cũng có cửa bí mật và đường tắt ra sân đình.
Đến với làng cổ Đường Lâm, du khách ngỡ như lạc vào một miền quê cổ kính của Việt Nam trong những thập kỷ trước.
Giữa muôn vàn công trình hiện đại mọc lên, Đường Lâm vẫn lặng lẽ ở một góc tường nhưng chưa bao giờ bị quên lãng. Du khách phương xa có dịp đến Hà Nội đều không quên hỏi thăm đường để ghé Đường Lâm một lần.
Các nhà cổ ở đây đa số có tường xây bằng đá ong
3. Phương tiện di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Một kinh nghiệm khi đi du lịch làng cổ Đường Lâm đáng chú ý đó là lựa chọn phương tiện di chuyển. Làng cổ Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây. Từ Hà Nội, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện để di chuyển đến làng cổ Đường Lâm như xe buýt, xe khách, ô tô hoặc xe máy.
+ Xe buýt: là phương tiện công cộng được nhiều du khách lựa chọn, giá thành rẻ. Muốn đến Đường Lâm du khách nên chọn tuyến xe buýt số 70 (Kim Mã – Sơn Tây), tuyến xe buýt số 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây) hoặc tuyến số 77 (Hà Đông – Sơn Tây).
+ Xe khách: khá tiện nghi, giá thành vừa phải, phù hợp với “túi tiền” của nhiều du khách. Tuyến xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ là lựa chọn của nhiều du khách. Thời gian di chuyển chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Du khách có thế đến làng cổ Đường Lâm bằng xe buýt
+ Ô tô, xe máy: du khách có thể thuê xe máy hoặc ô tô tự lái đến làng cổ Đường Lâm. Ưu điểm khi đi bằng loại phương tiện này là du khách có thể chủ động thời gian di chuyển, nghỉ ngơi và tham quan. Dưới đây là hai cách di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy tự lái.
Từ trung tâm Hà Nội, du khách chạy thẳng đến cầu Trung Hòa hoặc Ngã Tư Sở rồi đi theo đường Láng Hòa Lạc (hay còn gọi là đại lộ Thăng Long). Sau đó, du khách chạy thẳng đến ngã ba Hòa Lạc rồi rẽ phải lên hướng Sơn Tây.
Du khách tiếp tục chạy tới ngã ba Viện 5 Sơn Tây, hướng đi Đá Chồng rồi chạy thẳng theo hướng đi Đền Và - cầu Yên Thịnh. Chạy theo đường này du khách sẽ tới được ngã tư Quốc lộ 32. Sau đó, du khách rẽ vào sẽ thấy làng cổ Đường Lâm.
Bản đồ chỉ đường đi làng cổ Đường Lâm
Từ Hà Nội, du khách di chuyển theo Quốc lộ 32 thẳng tiến Sơn Tây. Tới Sơn Tây thì du khách rẽ phải đi tiếp theo Quốc lộ 32 lối đi Ba Vì - Trung Hà. Đi khoảng 5km, du khách gặp ngã tư đi về hướng cầu Yên Thịnh (đi theo cách 1), du khách sẽ thấy đường vào làng cổ Đường Lâm.
Ngoài ra, du khách có thể chọn xe du lịch chất lượng cao qua các Tour du lịch Hà Nội 1 ngày của Viet Fun Travel.
4. Những điểm tham quan hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ đời vua Lê Thần Tông theo kiểu “Thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Cổng làng được xây dựng bằng đá ong, hái cánh cổng được làm từ gỗ lim theo hình cánh dế.
Bên trái cánh cổng là một cây đa cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm, còn bên phải là một hồ nước trong xanh.
Cổng làng Mông Phụ - chiếc cổng cổ duy nhất dẫn lối vào làng cổ Đường Lâm
Trước đây, cổng làng là nơi tạm trú cho những người đi tuần hoặc những nông dân cày đồng nghỉ ngơi. Đây cũng là nơi tụ họp của các mẹ, các chị sau những buổi chợ tan tầm. Ngày nay, cổng làng là nơi tham quan, chụp ảnh lý tưởng của nhiều du khách.
Phùng Hưng là thủ lĩnh trong cuộc nổi dậy vào tháng 4 năm Tân Mùi, chống lại ách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Sau khi khởi nghĩa thành công, Phùng Hưng đã tổ chức lại việc cai trị và xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Ông coi chính sự được 7 năm rồi mất.
Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi, trong đó quy mô lớn nhất là ở làng cổ Đường Lâm. Khu vực đền thờ có các hạng mục công trình như Tả - Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung... Xung quanh đền có một số cây lấy gỗ, ăn quả đã có niên đại lâu đời như lim, nhãn, đa...
* Tìm hiểu thêm: du lịch Làng Cổ Đường Lâm ở Hà Nội
Đền thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm Khởi hành:Hàng ngày Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Hà Nội Lịch trình: Hà Nội - Chùa Bái Đính - Khu Du Lịch Tràng An - Hà Nội
VF521:Tour Du Lịch Ninh Bình 1 Ngày | Chùa Bái Đính - KDL Sinh Thái Tràng An
Đình làng Mông Phụ là di tích cấp quốc gia được xây dựng vào năm 1684. Đình được xây theo kiểu chữ Công gồm Nghi Môn (cổng chính), sân đình, Tả Mạc (nhà bên trái), Hữu Mạc (nhà bên phải) và Đại đình (tòa chính).
Hai bên hông của đình có hai giếng cổ, bên trong đình còn lưu giữ nhiều bức hoành phi, câu đối...
Từ đền Phùng Hưng du khách đi thêm 500m du khách sẽ tới được lăng Ngô Quyền. Lăng khá rộng rãi, không khí nơi đây mát mẻ, trong lành.
Trước mặt lăng có cánh đồng lúa xanh bạt ngát, xung quanh là các di tích như rặng chuối buộc voi chiến của Ngô Quyền xưa, đồi Hùm nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân…
Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm
Chùa Mía hay còn gọi là Sùng Nghiêm Tự được xây dựng trên một khu đất cao ở thôn Đông Sàng. Chùa là nơi lưu giữ hàng trăm pho tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu như đồng, gỗ, đất sét và nhiều di vật quý.
Du khách ghé chùa vào ngày thường hay ngày rằm đều cảm nhận được sự yên lặng, thanh tịnh.
Chùa Mía làng cổ Đường Lâm
Du khách nên ghi chép những thông tin trên vào sổ tay kinh nghiệm du lịch Hà Nội để sử dụng khi cần nhé.
Hi vọng những kinh nghiệm đi làng cổ Đường Lâm mà Viet Fun Travel vừa giới thiệu trên đây hữu ích với tất cả quý độc giả và du khách. Nhân đây, Viet Fun Travel xin chúc quý khách có một chuyến du lịch trọn vẹn và nhiều niềm vui.
Viet Fun Travel
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Kinh nghiệm đi làng cổ Đường Lâm
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.