"Điểm danh" TOP 10 lễ hội độc đáo ở Kiên Giang không phải ai cũng biết
- Wed, 18/03/2020
- 0 nhận xét
Là vùng đất tận cùng phía Tây Nam Việt Nam, Kiên Giang thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước tìm đến mỗi năm. Hội tụ đầy đủ những yếu tố cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, ẩm thực phong phú, dịch vụ nghỉ dưỡng hiện đại, Kiên Giang tự hào là “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố kể trên thì Những lễ hội độc đáo ở Kiên Giang cũng là một “tố chất” quan trọng góp phần làm nên sự hấp dẫn cho vùng đất này.
1. Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Hằng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, người dân nhiều nơi trên cả nước lại hân hoan tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, trong đó có bà con tỉnh Kiên Giang. Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương tỉnh Kiên Giang được tổ chức trang trọng tại Khu di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương của huyện Tân Hiệp.
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương khá nổi tiếng ở Kiên Giang
Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động thiết thực mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Phần lễ bao gồm các nghi thức dâng hương, lễ viếng, rước dâng lễ vật, biểu diễn múa lân, múa hát. Phần hội diễn ra sôi nổi, hào hứng với nhiều hoạt động thú vị như hội thi sinh vật cảnh, hội thi chim, làm bánh chưng, đờn ca tài tử, đua xe đạp, trò chơi dân gian…
2. Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn
Với bà con ngư dân vùng biển, Nghinh Ông là một trong những lễ hội truyền thống quen thuộc được tổ chức hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn với thần Cá Ông cũng như cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, thuyền cá đầy khoang. Ở Kiên Giang, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức tại Hòn Sơn thuộc xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Lương.
Lễ hội Nghinh Ông khá thú vị, có 1-0-2 ở Hòn Sơn
Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn diễn ra vào ngày 15 – 16/10 âm lịch, bao gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ gồm lễ cúng thỉnh các vị thần, lễ nghinh ông và lễ chánh tế. Về phần hội, nhiều hoạt động thú vị hấp dẫn diễn ra sôi nổi với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương. Khởi hành:Thứ 7 Hàng Tuần (Từ 05:15 Sáng) Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Viếng 4 Ngôi Chùa Linh Thiêng - Miếu Bà Chúa Xứ - Tây An Cổ Tự - Lăng Thoại Ngọc Hầu - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Chợ Tịnh Biên - Biển Mũi Nai - Lăng Mạc Cửu - Phù Dung Cổ Tự - Hòn Chông - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn Giá Từ
VF13:Tour miền Tây (4N3Đ) | Châu Đốc - Tri Tôn - Tịnh Biên - Hà Tiên - Cần Thơ | Hành Hương & Thắng Cảnh
3. Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Kiên Giang thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi về tham dự. Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, lễ hội được tổ chức từ ngày 27 – 29 tháng 8 âm lịch tại Khu di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực, huyện Rạch Giá.
Không gian rộn ràng ở Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Bên cạnh 3 nghi lễ chính là lễ nghinh sắc, lễ chánh tế và lễ hậu phối thì lễ hội còn diễn ra các hoạt động giải trí thú vị như trò chơi dân gian, hội thi ẩm thực, hội thi cây cảnh, biểu diễn hát bội, cải lương, múa lân…
4. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang
Nếu du khách có dịp du lịch đến Phú Quốc vào những ngày 18 – 19 tháng giêng âm lịch thì đừng quên dành chút thời gian tham gia cũng như tìm hiểu về lễ hội Dinh Bà Ông Lang. Đây là một trong những lễ hội thể hiện rõ nét truyền thống văn hóa của bà con xứ đảo.
Nơi diễn ra lễ hội Dinh Bà Ông Lang
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang được tổ chức để tưởng nhớ công lao của bà Kim Giao – người có công trong việc khai phá ra đảo Phú Quốc. Với ước nguyện cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, lễ hội Dinh Bà Ông Lang diễn ra trong không khí trang trọng tại Dinh Bà ấp Ông Lang, xã Cửa Dương. Khởi hành:Thứ 7 (Từ 5:15 Sáng) Thời gian: 6 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Châu Đốc - Hà Tiên - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ - Sài Gòn Giá Từ
VF14:Tour Châu Đốc - Hà Tiên - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ 6 Ngày
5. Lễ hội Đình Thần Dương Đông
Đình Thần Dương Đông là điểm sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa quen thuộc của bà con huyện đảo Phú Quốc tọa lạc tại đường 30 Tháng 4, thị trấn Dương Đông. Hằng năm tại đây vào ngày 10 – 11 tháng giêng âm lịch sẽ diễn ra lễ hội Đình Thần Dương Đông.
Lễ hội Đình Thần Dương Đông
Vào ngày diễn ra lễ hội, tất cả bà con trên đảo cùng đông đảo du khách thập phương từ khắp nơi đều có mặt tại đây cùng nhau thắp hương, cầu lễ thần ước nguyện một năm mới nhiều sức khỏe, công việc thuận lợi. Ngoài ra, tại ngày lễ nhiều hoạt động vui chơi múa hát diễn ra trong không khí sôi nổi với sự tham gia của thanh niên trai gái trong vùng.
6. Lễ hội đua thuyền Phú Quốc
Trở thành nét đẹp văn hóa thể thao truyền thống đáng trân trọng, giữ gìn và phát triển, lễ hội đua thuyền Phú Quốc được tổ chức để chào mừng ngày lễ 30/4 Giải Phóng Miền Nam. Thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân xứ đảo, lễ hội diễn ra nhằm mục đích tạo sân chơi giải trí cho trai tráng trong vùng sau thời gian làm việc vất vả.
Lễ hội đua thuyền Phú Quốc diễn ra vào đại lễ 30/4
Lễ hội thường được tổ chức ở bãi biển Dinh Cậu với sự tranh tài của nhiều đội chơi. Đội chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng từ ban tổ chức. Vào ngày diễn ra đua thuyền, người dân du khách tập trung đông đúc hò reo cổ vũ náo động cả một vùng biển yên bình. Khởi hành:Thứ 7 Hàng Tuần (Từ 5h15 Sáng) Thời gian: 5 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Châu Đốc - Hà Tiên - Phú Quốc - Sài Gòn Giá Từ
VF132:Tour Châu Đốc (Rừng Tràm Trà Sư) - Hà Tiên - Phú Quốc 5 Ngày
7. Lễ hội Dinh Cậu
Nhắc đến những lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang thì không thể không nhắc đến lễ hội Dinh Cậu. Diễn ra vào ngày 15 – 16/10 âm lịch hằng năm tại khuôn viên đền Dinh Cậu Phú Quốc, lễ hội thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi về tham dự.
Người dân tổ chức Lễ hội Dinh Cậu ở Kiên Giang
Cũng như bao lễ hội truyền thống khác, lễ hội Dinh Cậu bao gồm 2 phần chính. Phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, long trọng với các nghi thức: Lễ Nghinh Cậu, Lễ Yết Cậu, Lễ Chánh Tế. Phần hội là thời gian diễn ra những hoạt động vui chơi đặc sắc, mang đậm tính truyền thống dân tộc như nhảy bao bố, đi cà kheo, bịt mắt đập nồi, đua thuyền, bắt vịt trên biển…
8. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự
Sùng Hưng là ngôi chùa cổ thành lập vào cuối thế kỷ 19 nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ngay trung tâm thị trấn Dương Đông. Được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”, ngôi chù này là nơi diễn ra lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự.
Nơi diễn ra lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự
Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự được tổ chức vào 2 ngày cuối tháng 7 âm lịch hằng năm với các nghi lễ: Công phu, Thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn, Tiếp đãi quan khách, Động Đàn, Thí cổ. Phản ánh rõ nét những giá trị cao quý trong văn hóa tín ngưỡng Phật Giáo, Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất Kiên Giang. Khởi hành:Hàng ngày Thời gian: 5 Ngày Điểm khởi hành: Hà Nội Lịch trình: Hà Nội - Cần Thơ - Rạch Giá - Phú Quốc - Hà Nội Giá Từ
VF428:Tour Du Lịch Hà Nội - Cần Thơ - Rạch Giá - Phú Quốc 5 Ngày 4 Đêm
9. Lễ kỷ niệm ngày hy sinh Mai Thị Nương
Lễ kỷ niệm ngày hy sinh Mai Thị Nương là hoạt động ý nghĩa được bà con nhân dân huyện Giồng Riềng tổ chức nhằm tri ân những công lao của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương đã bỏ xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Lễ kỷ niệm ngày hy sinh Mai Thị Nương
Lễ kỷ niệm được tổ chức vào ngày 12/10 hằng năm tại Nhà bia tưởng niệm Mai Thị Nương của huyện Giồng Riềng. Ngày lễ diễn ra trang trọng với các nghi thức Chánh bái – Tế lễ, lễ dâng hương và các hoạt động như: Hội chợ thương mại Nông nghiệp, Hội trại ẩm thực, Giải đua ghe ngo mở rộng, Triển lãm ảnh ngoài trời, chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian, giải bóng chuyền, Hội thi tiếng hát Nông dân…
10. Lễ giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu
Hằng năm, cứ đến những ngày cuối tháng 5 âm lịch thì Hà Tiên lại long trọng tổ chức Lễ giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu. Lễ giỗ là dịp để nhân dân Hà Tiên ghi nhớ lại những công lao của Mạc Cửu – bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn trong việc khai phá và phát triển vùng đất Hà Tiên xưa.
Lễ giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu diễn ra trong không khí rộn ràng, náo nhiệt
Lễ giỗ diễn ra trong hai ngày 26 – 27/5 âm lịch tại khuôn viên Đền thờ họ Mạc với nhiều nghi thức trang trọng như: lễ nghinh thần, lễ tế thần, dâng hương, cúng tiền hiền hậu hiền. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động vui chơi thú vị như: đua xe đạp, thi cờ tướng, biểu diễn nghệ thuật…
Trên đây là TOP những lễ hội độc đáo ở Kiên Giang mà thông qua quá trình tìm hiểu Viet Fun Travel muốn chia sẻ đến quý du khách. Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên, du khách sẽ phần nào hiểu hơn về văn hóa tín ngưỡng của con người Kiên Giang. Để đặt tour du lịch Rạch Giá – Kiên Giang, du khách vui lòng liên hệ tổng đài 028 7300 6749.
Viet Fun Travel
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về "Điểm danh" TOP 10 lễ hội độc đáo ở Kiên Giang không phải ai cũng biết
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.