Tại sao gọi là Quảng Trường Ba Đình?
- Sat, 15/06/2019
- 0 nhận xét
Hầu hết du khách đi du lịch Hà Nội đều ghé thăm Quảng trường Ba Đình, nơi chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Tuy nhiên lại rất ít người biết được nguồn gốc của cái tên thiêng liêng này? Vậy tại sao gọi là Quảng Trường Ba Đình?
Xem thêm thông tin địa chỉ Quảng Trường Ba Đình nằm ở đâu?
Tên gọi Ba Đình xuất phát từ đâu?
Theo ghi chép lịch sử, Ba Đình là tên căn cứ điểm quân sự ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) của cuộc khởi nghĩa chống Pháp từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/1886 và cho đến ngày 21/1/1887.
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do hai danh tướng tài ba Trần Xuân Soạn và Đinh Công Tráng lãnh đạo nhằm hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp theo chiếu của vua Hàm Nghi.
Thành công của cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã đánh một đòn trí mạng vào bọn thực dân, buộc chúng buộc phải thừa nhận sự thất bại trên chiến trường Ba Đình cũng như đề cao cảnh giác với ý chí và mưu lược của quân dân Việt Nam.
Đặc biệt, chiến thắng Ba Đình là cột mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc vào tháng 8 năm 1945.
Tên gọi Ba Đình xuất phát từ cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp diễn ra từ năm 1886 – 1887.
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 - 19h00) Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Hà Nội Lịch trình: Hà Nội - Mai Châu - Hà Nội Giá TừVF38:Tour Du Lịch Hà Nội Mai Châu 1 Ngày
Ai là người đặt tên quảng trường Ba Đình?
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, không phải Bác Hồ mà bác sĩ Trần Văn Lai mới là người đầu tiên đặt tên cho Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Quảng trường Ba Đình luôn gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, đặc biệt đây là nơi Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 02.09.1945.
Chính vì thế mà nhiều người tưởng tên Quảng trường Ba Đình là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra. Tuy nhiên thực tế, người chính thức đặt tên Ba Đình cho nơi này lại chính là bác sĩ Trần Văn Lai - Thị trưởng đầu tiên và duy nhất của thủ độ Hà Nội thời chính phủ Trần Trọng Kim.
Người đặt tên Ba Đình đầu tiên chính bác sĩ Trần Văn Lai.
Mặc dù chỉ giữ chức Thị trưởng trong vòng chưa đầy 20 ngày (từ ngày 20.7 đến 19.8.1945), song bác sĩ Trần Văn Lai đã làm được hai công việc vô cùng vĩ đại, đó là dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ hành chính và thay tên hàng loạt các con phố, trả lại cho các địa danh Hà Nội những giá trị lịch sử vốn có.
Ngay khi vừa nhậm chức, việc đầu tiên mà ông làm là phá bỏ hầu hết tượng mà thực dân Pháp đã dựng ở Hà Nội. Tiêu biểu như tượng bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam; tượng Toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ - một trong những điểm tham quan được nhiều du khách lựa chọn trong chuyến du lịch Hà Nội).
Vườn hoa Lý Thái Tổ, trước kia là vườn hoa Paul Bert có tượng Toàn quyền Paul Bert bị ông Trần Văn Lai phá dỡ.
Đặc biệt nhất là cuối con đường mang tên vị linh mục Paul Puginier (ngày nay là đường Điện Biên Phủ) ở mạn Bắc có một bãi đất trống cỏ dại mọc có tên là Poanh đã được bác sĩ Trần Văn Lai đặt tên là Quảng trường Ba Đình theo tên căn cứ nghĩa quân Đinh Công Tráng chống Pháp ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Và chỉ hơn một tháng sau khi được đặt tên chính thức, nơi đây đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới vào ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945.
Sau sự kiện lịch sử đó, Quảng trường Ba Đình còn có tên là Quảng trường Độc lập. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quảng trường Ba Đình còn có thêm tên là Hồng Bàng.
Từ lúc diễn ra cuộc mít-tinh trọng thể đón mừng Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô Hà Nội vào ngày 1-1-1955, nơi đây lại được chính thức gọi là Quảng trường Ba Đình và giữ nguyên tên gọi lịch sử thiêng liêng này cho đến ngày nay.
Những điều thú vị về quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình không chỉ là quảng trường nổi tiếng nhất, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại nhất của đất nước mà còn là quảng trường lớn nhất Việt Nam với chiều dài 320m, chiều rộng 100m. Ngoài ra, nơi đây còn một trong những địa điểm du lịch đẹp Hà Nội được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
Quảng trường Ba Đình nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điểm nhấn thú vị nhất cho cảnh quan ở Quảng trường Ba Đình chính là những ô cỏ xanh mướt, vuông vức, đều tăm tắp, cực đẹp mắt. Tuy nhiên, không ai biết chính xác nơi đây có tổng cộng bao nhiêu ô cỏ. Rất nhiều con số khác nhau được đưa ra như 168, 240, 176, 168… tuy nhiên con số 240 vẫn được nhiều người công nhận nhất.
Ít ai biết được rằng, người cung ứng toàn bộ cỏ lá gừng và phụ trách kỹ thuật trồng ô cỏ trước Quảng trường Ba Đình lại là một nghệ nhân cây cảnh miền Nam, ông Nguyễn Văn Hòa. Dù từng thi công rất nhiều công trình nổi tiếng nhưng hành trình trồng và chăm cỏ trước Lăng Bác chính là điều đáng nhớ và tự hào nhất trong cuộc đời ông.
VF522:Tour Du Lịch Cố Đô Hoa Lư – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội - Cố Đô Hoa Lư - Khu Du Lịch Tràng An - Hà Nội
Giá Từ
Ông Hoà thỉnh thoảng đáp máy bay ra Hà Nội để hướng dẫn phun thuốc để giữ vẻ xanh tươi cho nhũng ô cỏ trước Quảng trường Ba Đình.
Tham khảo toàn bộ bài viết trên đây, du khách sẽ tìm được câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi tại sao gọi là Quảng Trường Ba Đình trước khi ghé thăm điểm đến tuyệt vời này trong hành trình khám phá Hà Nội.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Tại sao gọi là Quảng Trường Ba Đình?
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.