Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Thiền viện Trúc Lâm cách Đà Lạt bao xa?

  • 0 nhận xét
  • Thiền viện Trúc Lâm cách Đà Lạt bao xa?
    3.5/5 sao 4 lượt

Là một trong những địa danh được nhiều người biết đến của Đà Lạt, Thiền viện Trúc Lâm vừa có ý nghĩa lớn về tâm linh vừa có giá trị cao về du lịch. Vậy thì Thiền viện Trúc Lâm cách Đà Lạt bao xa và địa điểm này có những điểm nào đặc sắc? Mời du khách cùng tìm hiểu với Viet Fun Travel qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thiền viện Trúc Lâm cách Đà Lạt bao xa?

Thuộc phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Thiền viện Trúc Lâm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km. Du khách có thể đi đến Thiền viện Trúc Lâm qua một trong 3 tuyến đường dưới đây:

- Tuyến 1: Từ chợ Đà Lạt, du khách đi đến đường Trần Quốc Toản và đường Hồ Tùng Mậu. Tiếp đó, du khách tới đường Ba Tháng Tư và vào quốc lộ 20 tại phường 10. Du khách đi thẳng quốc lộ 20 sẽ thấy đường Trúc Lâm Yên Tử và tới Thiền viện Trúc Lâm. Tuyến đường này dài 7km.

- Tuyến 2: Từ chợ Đà Lạt, du khách đi theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Nguyễn Văn Cừ. Sau đó, du khách rẽ vào đường Bà Triệu và tới đường Triệu Việt Vương. Du khách đi tiếp đến đường Trần Thánh Tông và tới Thiền viện Trúc Lâm. Tuyến đường này dài 6,2km.


Thiền viện Trúc Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km

- Tuyến 3: Từ chợ Đà Lạt, du khách đi theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đến cầu Ông Đạo rồi tới Lê Đại Hành và Trần Quốc Toản. Du khách đi tiếp vào đường Trần Phú và đường An Bình đến đường Triệu Việt Vương. Du khách đi tới đường Trần Thánh Tông và đi dọc theo con đường này là tới Thiền viện Trúc Lâm. Tuyến đường này ngắn nhất, chỉ dài 5,6km.

Ngoài các tuyến đường trên, du khách còn có thể đến Thiền viện Trúc Lâmbằng cáp treo. Để đi theo cách này, du khách cần di chuyển tới đồi Robin và mua vé cáp treo tới thiền viện. Thời gian di chuyển bằng cáp treo từ đồi Robin tới thiền viện là 12 phút. Cáp treo đi chầm chậm giúp du khách có thể dễ dàng ngắm nhìn khung cảnh núi rừng và thành phố Đà Lạt bên dưới.

2. Thiền viện Trúc Lâm có gì đặc sắc?

Không phải ngẫu nhiên mà Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nổi tiếng như ngày nay. Đây là nơi tu hành có vị thế gần gũi thiên nhiên, dễ đem lại cảm giác thanh tịnh và lắng đọng cho du khách. Đồng thời, kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm cũng rất đẹp, có thể đem tới cho du khách một chuyến tham quan đáng nhớ.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạtđược xây dựng từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 1994. Lưng thiền viện dựa vào núi Phụng Hoàng hùng vĩ, mặt trước hướng ra hồ Tuyền Lâm xanh trong. Nhìn từ xa, thiền viện lấp ló sau rừng cây xanh mướt, gợi đến cảm giác xa lánh bụi trần của những người tu sĩ.


Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng

Nếu đi từ phía hồ Tuyền Lâm lên thiền viện, du khách sẽ đi qua 140 bậc thang bằng đá. Tổng chiều dài số bậc thang này là 500m. Để vào thiền viện, du khách sẽ qua 3 cổng Tam quan có trụ bằng đá chẻ, phần ngói lợp bằng mái ống men màu vàng. Sau khi qua cổng, du khách sẽ vào tới chánh điện.

Khu vực chánh điện rộng gần 200m2, ở giữa thờ tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao gần 2m. Bên phải tượng Phật là tượng Bồ Tát Văn Thù, bên trái là tượng Bồ Tát Phổ Hiền. Phần mái của chánh điện lợp bằng ngói ống men sáng, dạng cổ lầu. Phần mái của Thiền viện Trúc Lâm được xây theo dạng mái đao, đem lại cảm giác chân phương, siêu thoát và tĩnh lặng.

Phía sau chánh điện là Tổ đường, được thiết kế thoáng đãng mà không kém phần trang nghiêm. Tháp chuông và tháp trống nằm ở hai đầu sân của chánh điện. Khu Ngoại viện còn có Nhà khách, Thư viện, Tham vấn đường, Nhà khách nữ vãng lai, Nhà trưng bày. Khu Nội viện được chia làm khu nội tăng và khu nội ni. Riêng khu nội ni nằm biệt lập ở sườn núi phía Bắc.


Kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm có nhiều nét đặc sắc

Có thể nói, toàn bộ kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm mang nét tiêu biểu của kiến trúc phái Trúc Lâm đồng thời biểu hiện được sự đơn sơ, gần gũi mà vẫn thanh thoát của Thiền tông. Do đó, nơi này rất thu hút khách hàng hương và du khách khắp nơi ghé thăm. Bên cạnh kiến trúc, Thiền viện Trúc Lâm còn là rất hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên đặc sắc.

Trong thiền viện còn có khu vực vườn hoa rất được khách du lịch yêu thích. Tại vườn hoa này, rất nhiều loại hoa trong đó có những loại hoa quý được mang từ nơi khác đến cũng được trồng. Bốn mùa các loài hoa đua nhau bung nở, khoe sắc rực rỡ, điểm tô thêm cho vẻ đẹp của thiền viện.


Vẻ đẹp rực rỡ của vườn hoa ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Tiếp đó là khu hồ Tịnh tâm cũng rất đẹp và thơ mộng. Hồ nước này quanh năm trong xanh, xung quanh hồ là những cây liễu rủ bóng thướt tha và nhiều ghế đá. Du khách có thể dạo bộ quanh hồ và ngồi trên ghế đá để lắng lòng, tận hưởng không gian tĩnh lặng nơi đây. Ngoài hai cảnh sắc này, khắp khuôn viên của thiền viện là rất nhiều cây cối được cắt tỉa công phu.


Hồ Tịnh tâm trong xanh và thơ mộng

Bao quanh thiền viện là rừng thông. Do đó, du khách đến thiền viện sẽ cảm thấy thật thư giãn, tươi mát và bình yên. Con đường đi xuống hồ Tuyền Lâm cũng rất ấn tượng với những bậc đá trơn bóng theo thời gian, những cây thông lâu năm rợp bóng trên đường và tiếng chim chóc líu lo.

Khi công nghiệp hiện đại càng ngày càng phát triển như hiện nay, một nơi tu hành giữa thiên nhiên, nằm trọn trên ngọn núi trong lành như Thiền viện Trúc Lâm không phải là dễ có. Bởi vậy, Thiền viện Trúc Lâm đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt.

3. Một số lưu ý khi tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Vì đây là một nơi tu hành có cho phép khách du lịch vào tham quan nên khi đến Thiền viện Trúc Lâm, du khách nên lưu ý một số điều dưới đây:

- Quy định của thiền viện là du khách đến thăm phải ăn mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Do đó, những ai mặc trang phục phản cảm hoặc quá ngắn đều không được vào thiền viện.

- Khu vực nội tăng và nội ni trong thiền viện là khu vực không được phép tham quan.

- Con đường từ thiền viện dẫn xuống hồ Tuyền Lâm là các bậc đá. Bởi vậy những du khách lớn tuổi, sức yếu nên cân nhắc trước khi đi nhất là những khi trời mưa hoặc vừa mưa xong, những bậc đá này thường trở nên trơn trượt, nguy hiểm.

- Du khách muốn vào khu vực chánh điện thì phải bỏ giày dép ở bên ngoài. Khu vực chánh điện cũng cấm chụp ảnh.

- Du khách muốn ăn uống ở khu vực Thiền viện Trúc Lâm thì có thể chọn các hàng quán ở phía dưới cổng của thiền viện hoặc đi xuống khu vực đập nước của hồ Tuyền Lâm. Ở những khu vực này du khách sẽ thấy nhiều nhà hàng, quán cafe.

- Thiền viện Trúc Lâm gần một số địa điểm nổi tiếng khác của Đà Lạt như thác Datanla, đường hầm Đất sét, cafe F Cánh đồng hoa, làng Bình An... Du khách có thể kết hợp tham quan thiền viện với các địa điểm này để chuyến đi thêm phong phú.

Như vậy, trong bài viết trên đây, Viet Fun Travel đã chia sẻ với du khách thông tin về Thiền viện Trúc Lâm cách Đà Lạt bao xa và một số nét đặc sắc về địa điểm này. Mong rằng, những thông tin của Viet Fun Travel sẽ giúp ích phần nào cho du khách trong chuyến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Thiền viện Trúc Lâm cách Đà Lạt bao xa?

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call