Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Top 5 lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở An Giang

  • 0 nhận xét
  • Top 5 lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở An Giang
    4.1/5 sao 46 lượt

An Giang là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất miền Tây. Bên cạnh những ngôi chợ nổi và chùa Khmer nổi tiếng, An Giang còn có nhiều lễ hội đặc trưng mang đậm nét văn hóa miền Tây sông nước. Đến với du lịch An Giang, du khách hãy nhớ thời gian và địa điểm diễn ra TOP những lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở An Giang. Đó là những lễ hội: Hội đình Châu Phú, lễ tôn vinh Thoại Ngọc Hầu, lễ hội Chol Chhnam Thmay, lễ hội Đôlta và hội đua bò, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Bài viết cùng chủ đề: Những kinh nghiệm đi du lịch An Giang mới nhất

1. Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam


Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những lễ hội đặc sắc du khách không nên bỏ qua ở An Giang

Lễ hội đầu tiên trong Top những lễ hội đặc sắc ở An Giang du khách không nên bỏ qua là lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Đây là một trong những ngày hội lớn nhất ở An Giang thu hút hàng triệu du khách và người dân An Giang tham gia. Thời gian diễn ra lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam kéo dài 4 ngày, từ ngày 22/4 đến hết ngày 27/4 Âm Lịch. Trong thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào không khí sôi nổi và náo nhiệt của các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, rước kiệu, múa lân, các trò chơi dân gian đặc sắc…


Lễ hội diễn ra sôi nổi với những màn ca múa đậm chất miền Tây

Trong thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được tận mắt thấy người dân An Giang cử hành những nghi thức truyền thống của lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam như lễ rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu, lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu, lễ Túc Yết, lễ Chánh Tế, lễ Hồi Sắc… Nghi thức quan trọng nhất trong lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là nghi thức rước tượng Bà xuống miếu và nghi thức tắm Bà. Cả 2 nghi thức này được cử hành long trọng trong 2 ngày đầu lễ hội (ngày 22/4 và 23/4), thu hút hàng ngàn lượt du khách tham gia.

Bên cạnh những nghi thức lễ nghi truyền thống, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn để phục vụ người dân và du khách tham gia lễ hội.

Tour Miền Tây | Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn - Chợ nổi - Cồn Sơn - Rừng tràm Trà Sư

VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn - Chợ nổi - Cồn Sơn - Rừng tràm Trà Sư

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 3 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Cồn Lân - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Chùa Vĩnh Tràng - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - Vườn Trái Cây - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu

Giá Từ

2. Lễ tôn vinh Thoại Ngọc Hầu


Đền thờ Thoại Ngọc Hầu đông đúc du khách đến tham quan trong ngày lễ tôn vinh Thoại Ngọc Hầu

Lễ tôn vinh Thoại Ngọc Hầu là một lễ hội lớn của cộng đồng người Kinh ở An Giang. Đây là một lễ hội truyền thống được người dân ở đình thần Thoại Ngọc Hầu tổ chức trong 3 ngày, từ 9/4 – 11/4 Âm Lịch hàng năm. Người được người dân An Giang tôn vinh trong nghi lễ này là ông Thoại Ngọc Hầu và các danh thần có công đào kênh Vĩnh Tế dẫn nước về ruộng cho người dân.


Những nghi thức truyền thống diễn ra trong đêm 9/4 Âm Lịch

Lễ tôn vinh Thoại Ngọc Hầu bắt đầu với nghi thức rước bia tưởng niệm Thoại Ngọc Hầu quanh đền. Sau lễ rước là các nghi thức lễ nghi truyền thống như đọc thỉnh sắc thần Thoại Ngọc Hầu, dâng hương, bái lạy… Trong lễ tôn vinh còn diễn ra nhiều hoạt động sân khấu nghệ thuật, múa lân sư rồng để phục vụ du khách và người dân đến tham gia lễ hội. Là một lễ lớn của người Kinh ở An Giang nên lễ tôn vinh Thoại Ngọc Hầu thu hút hàng ngàn người Kinh ở khắp nơi đến tham dự.

Xem thêm: Du lịch An Giang nên mua gì làm quà?

3. Lễ Đôlta và hội đua bò Bảy Núi


Đôlta là ngày Tết truyền thống của người Khmer ở An Giang

Một lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở An Giang nữa là lễ Đôlta và hội đua bò Bảy Núi. Lễ Đôlta là lễ cúng ông bà của người Khmer ở An Giang (giống lễ Vu Lan của người Kinh). Lễ Đôlta thường diễn ra vào tháng 9. Lúc này, bà con đồng bào Khmer vào chùa cúng chư tăng, cúng ông bà, cha mẹ. Nghi thức đặc sắc nhất trong lễ Đôlta của người Khmer là tục “xin nước mưa”, “rước nước” và “đưa nước”.

Tour MIỆT VƯỜN - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Long Xuyên

VF11:Tour MIỆT VƯỜN - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Long Xuyên

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 3 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Nhà Cổ Ông Kiệt - Thánh Thất Cái Bè - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Cồn Sơn - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu

Giá Từ

Lễ Đôlta được người dân Khmer tổ chức vào ngày mùng 9 và 10 tháng 10 Âm Lịch. Cũng trong ngày lễ đặc biệt này, các sư sãi ở chùa Ro ở An Giang sẽ ra đồng cấy lúa cùng bà con nông dân. Tục lệ này được tổ chức hàng năm để khuyến khích người dân duy trì nghề trồng lúa nước truyền thống.


Hội đua bò là nghi thức không thể thiếu trong ngày lễ Đôlta của người dân Tri Tôn, Tịnh Biên

Bên cạnh những nghi lễ cúng tế truyền thống, người Khmer ở Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang) còn tổ chức hội đua bò để ăn mừng lễ. Đây cũng là dịp để người dân khoe sức bò cày ruộng của mình. Trên đoạn đường đua dài 120m, những chú bò dũng mãnh lao nhanh về đích dưới sự reo hò cổ vũ nhiệt tình của du khách và người dân địa phương. Đôi bò nào về đích nhanh nhất sẽ là đôi bò chiến thắng trong cuộc thi này.

Xem thêm: Top những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Châu Đốc An Giang

4. Lễ hội Chol Chhnam Thmay

Chol Chhnam Thmay là lễ hội truyền thống mừng năm mới theo tục lệ của người Khmer. Theo lịch Khmer, lễ Chol Chhnam Thmay diễn ra từ ngày 14 – 16/4 Dương Lịch. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, người Khmer ở An Giang cử hành những nghi thức truyền thống đặc trưng của họ.


Lễ tắm Phật truyền thống trong ngày Tết Chol Chhnam Thmay

Họ ăn mặc những bộ quần áo dân tộc Khmer truyền thống đủ màu sắc, tắm nước thơm để rửa sạch những thứ không may trong năm cũ. Các cháu nhỏ cũng được mặc những bộ quần áo mới, mang giày mới. Đặc biệt, nhà nào cũng lo chuẩn bị nồi, chà gạo, làm bánh, gánh nước đổ đầy chum, lau dọn nhà cửa và bàn thờ thật sạch… để chuẩn bị đón ngày lễ trọng đại nhất trong năm.

Ngày hội chính của lễ Tết Chol Chhnam Thmay của người Khmer diễn ra vào sáng mùng 1 Tết (theo lịch Khmer). Trong ngày này, người dân Khmer lại mặc đẹp đi chùa để cầu phúc cho năm mới. Buổi lễ diễn ra với các nghi thức cúng lạy và tắm Phật bằng nước thơm. Sau lễ chính ở chùa, người Khmer còn tổ chức nhiều hoạt động mừng lễ đặc sắc như hát đối, múa trống, múa nến, thả diều… Đến tối, họ đốt pháo thăng thiên, đánh quay lửa, đốt ống lói… cũng nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc khác.

Tour Miền Tây - Vườn Trái Cây 4 Ngày | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Sa Đéc

VF11.8:Tour Miền Tây - Vườn Trái Cây 4 Ngày | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Sa Đéc

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 4 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Cụm Di Tích Núi Sam - Chùa Kiến An Cung - Chùa Lá Sen - Nhà cổ - Làng hoa kiểng - Happy Land Hùng Thy - Vườn quýt hồng/Vườn chà là

Giá Từ

5. Lễ hội đình Châu Phú

Lễ hội đình Châu Phú cũng là một lễ hội đặc sắc ở An Giang. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 9/5 – 11/5 Âm Lịch hàng năm ở đình Châu Phú – nơi thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh ở phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của những công thần đã có công khai hoang mảnh đất An Giang, cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màn thuận lợi, quốc thái dân an. Trong 3 ngày lễ hội, đình Châu Phú thu hút hàng ngàn người dân địa phương và khách du lịch đến tham gia.


Lễ hội đình Châu Phú diễn ra với nghi thức rước kiệu trang trọng

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, đình Châu Phú tổ chức rất nhiều nghi lễ truyền thống như rước kiệu, đọc thỉnh “Sắc Thần Nguyễn Hữu Cảnh”, lễ Túc Yết, Xây Chầu và cuối cùng là lễ Nối Sắc. Sau những nghi thức truyền thống, lễ hội đình Châu Phú bắt đầu tổ chức phần hội với những màn biểu diễn hát bội, múa trống, múa lân sư rồng… vô cùng đặc sắc. Lễ kết thúc bằng màn lễ Nối Sắc vào buổi chiều ngày 11/5.

Tham khảo, đặt ngay những Tour Miền Tây chất lượng cao do Viet Fun Travel tổ chức có lịch trình ghé vùng Châu Đốc, An Giang.

Ở trên là TOP những lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở An Giang thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Nếu đi du lịch An Giang vào đúng thời điểm diễn ra những lễ hội đặc sắc này, du khách nhớ đừng quên tham gia những lễ hội đặc sắc, hấp dẫn này nhé!

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Top 5 lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở An Giang

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call