Chia sẻ cách làm bánh mặn miền Tây của người bản xứ
- Mon, 30/09/2019
- 0 nhận xét
Về miền Tây mà chưa thưởng thức món bánh mặn thì coi như du khách chưa biết hết về du lịch miền Tây. Bánh mặn miền Tây không biết có từ bao giờ nhưng du khách nào ăn vào cũng khen ngon và nhớ mãi hương vị đậm đà của bánh bột gạo và nhân mặn bên trong. Sau đây, Viet Fun Travel sẽ chia sẻ cách làm bánh mặn miền Tây của người bản xứ để du khách có thể thưởng thức món ăn này một lần nữa ngay tại nhà của mình.
-> Bài nên xem: Hướng dẫn cách làm bánh tét Miền Tây ngon như ngày Tết
Bánh mặn là món ăn nổi tiếng của vùng đất miền Tây
1. Những điều cần biết về bánh mặn miền Tây
Bánh mặn miền Tây là một món ăn dân dã vô cùng hấp dẫn có nguồn gốc từ miền Tây sông nước. Bánh mặn có vẻ ngoài trông vô cùng đơn giản nhưng hương vị ẩn giấu bên trong món ăn này lại khiến khách du lịch thích mê.
Hương vị tuyệt vời của bánh mặn đến từ vị ngon dai, mềm dẻo của bánh bột gạo hấp, từ vị béo của nước cốt dừa và vị mặn mặn, ngọt ngọt của nhân tôm, thịt. Cái hương vị ấy “mặn” đến nỗi du khách còn lưu luyến mãi không quên khi trở về và muốn học ngay cách làm bánh mặn miền Tây tại nhà cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Bánh trông đơn giản nhưng lại có vị ngon khó cưỡng
Bánh mặn miền Tây sẽ không thể gọi là bánh mặn được nếu thiếu đi bánh bột gạo hấp, nhân tôm thịt mặn và nước mắm chấm mặn ngọt truyền thống khiến hương vị món ăn càng thêm đậm đà. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Cồn Lân - Vườn Trái Cây - Lò mật ong - Lò kẹo dừa - Chèo xuồng ba lá - Đi xe ngựa/xe lam - Chùa Vĩnh Tràng Giá Từ
VF05:Tour Kích Cầu - Miền Tây 1 Ngày (MỸ THO - BẾN TRE) | Cồn Lân - Vườn Trái Cây - Chèo Xuồng Ba Lá - Đi Xe Ngựa/Xe Lam - Chùa Vĩnh Tràng
2. Cách làm bánh mặn miền Tây như người bản xứ
Cách làm bánh mặn miền Tây rất đơn giản và du khách có thể làm món ăn này ngay tại nhà nếu có đầy đủ nguyên liệu.
Những nguyên liệu cần thiết để làm bánh mặn miền Tây gồm có: bột gạo, bột năng, nước cốt dừa để làm bánh bột gạo, thịt nạc, tôm tươi, củ sắn để làm nhân bánh, những gia vị cần thiết để nêm nếm như hành tím, đồ chua, ớt, nước mắm, muối, đường… Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cần thiết để làm bánh, ta bắt đầu chế biến bánh.
Những công đoạn làm bánh mặn miền Tây
- Đầu tiên là công đoạn làm bột bánh. Ta cho 2 loại bột gạo và bột năng vào tô nước, sau đó khuấy đều tay để nước và 2 loại bột hòa tan vào nhau.
- Trong lúc pha chế bột bánh, ta không nên cho nước vào hết mà cho từ từ để lượng nước hòa tan vừa đủ bột gạo, không cho bột bánh vón cục.
- Vừa khuấy, ta lại thêm vào hỗn hợp bột, nước một ít muối, đường và nước cốt dừa. Làm như thế khi hấp bánh bột gạo sẽ mềm và có vị mặn, ngọt và mùi thơm đặc trưng của một món ăn đặc sản miền Tây được làm từ bột gạo. Sau khi đã khuấy bột xong, ta bắt đầu đem hấp.
Bột bánh cần được khuấy đều thì bánh mới ngon và hấp dẫn Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Thánh thất Cái Bè - Cù lao Tân Phong - Chèo xuồng ba lá - Vườn trái cây - Đờn ca tài tử - Làng nghề truyền thống - Nhà Cổ Ông Kiệt - Sài Gòn Giá Từ
VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây - Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Làng Nghề Truyền Thống - Nhà Cổ Ba Kiệt
Bột bánh sẽ được hấp cách thủy trong khay. Trước khi bỏ bột vô khay thì ta bôi một ít dầu lên khay để khi hấp chín dễ lấy bánh ra khỏi khay. Bánh sẽ được hấp trong thời gian từ 20 – 30 phút là chín. Bánh sau khi được hấp xong sẽ được để nguội.
Trong thời gian đó ta chuyển sang làm nhân bánh. Qua công đoạn làm nhân bánh. Ta cho thịt xay , tôm xắt hạt lựu, sắn cắt hạt lựu, hành tím, hành lá xắt nhỏ vào tô và trộn đều tay. Cho dầu vào chảo, sau đó bỏ tiếp hành tím vào và xào cho thơm. Đến khi chảo nóng thì bỏ hỗn hợp thịt, tôm, củ sắn vào xào chín, nêm nếm gia vị và tắt bếp.
Đồ chua ăn kèm với bánh mặn miền Tây thường là củ cải trắng và cà rốt bào sợi. Hỗn hợp cà rốt, củ cải trắng sẽ được ngâm với một ít muối, đường, giấm, nước. Thời gian ngâm từ 1 – 2 ngày nên ta phải chuẩn bị đồ chua từ trước.
Nhân bánh được làm từ tôm, thịt, nêm nếm gia vị đầy đủ
Món bánh mặn miền Tây sẽ không thể có được hương vị đậm đà nhất nếu thiếu đi nước mắm chấm chua ngọt. Nước mắm này được pha chế từ hỗn hợp nước mắm, chanh, tỏi, ớt băm nhuyễn. Ở một vài địa phương miền Tây họ còn cho thêm đường vào chén mắm để tạo vị ngọt đặc trưng cho nước chấm.
-> Nên xem: đi miền Tây nên mua gì làm quà?
3. Hướng dẫn trình bày và thưởng thức món bánh mặn “đúng chuẩn” miền Tây
Bánh mặn là món ăn phải dùng nóng mới ngon. Bánh sau khi hấp chín sẽ được để ra ngoài khoảng 5 phút cho nguội bớt, sau đó cắt miếng nhỏ ra đĩa. Bỏ vào đĩa bánh một ít nhân tôm thịt, đồ chua, trang trí thêm ít ngò, trứng cút để món bánh trông thật bắt mắt. Ăn kèm với bánh mặn miền Tây là nước mắm chua ngọt được làm vô cùng hấp dẫn.
Bánh mặn miền Tây được mang ra phục vụ du khách
Ngoài món bánh mặn ra, du khách đến các tỉnh miền Tây du khách không nên bỏ qua 2 loại bánh hấp dẫn khác là bánh tét và bánh xèo miền Tây.
Xem và đặt ngay những Tour Miền Tây chất lượng cao do Viet Fun Travel tổ chức.
Chia sẻ cách làm bánh mặn miền Tây của người bản xứ của Viet Fun Travel thật chi tiết và đơn giản phải không ạ? Nếu bạn muốn làm một món ăn miền Tây cho cả nhà cùng thưởng thức thì hãy chọn bánh mặn miền Tây nhé! Chắc chắn hương vị thơm ngon của món ăn này sẽ khiến bạn và gia đình thích mê cho xem.
Theo Viet Fun Travel
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Chia sẻ cách làm bánh mặn miền Tây của người bản xứ
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.