Chùa Ông ở Cần Thơ – Ngôi chùa đậm chất văn hóa cộng đồng người Hoa
- Sat, 29/08/2020
- 0 nhận xét
Người Hoa ở Cần Thơ đóng góp rất nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn dân tộc mình ở miền Tây. Chùa Ông ở Cần Thơ – Ngôi chùa đậm chất văn hóa cộng đồng người Hoa là một công trình kiến trúc Hoa tiêu biểu mà cộng đồng người Quảng Châu và Triệu Khánh xây dựng trên mảnh đất Tây Đô xưa.
Chùa Ông là công trình đền thờ mang đậm nét văn hóa của người Hoa ở Cần Thơ
1. Giới thiệu về chùa Ông ở Cần Thơ
Quảng Triệu Hội Quán hay chùa Ông là một ngôi chùa của người Hoa rất nổi tiếng ngụ ở số 32 đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Chùa Ông có niên đại rất cổ lão do những người dân gốc Quảng Châu, Triệu Khánh xây dựng nên từ những năm đầu đặt chân đến mảnh đất Tây Đô. Thuở đó, chùa được xây dựng để làm nơi giao lưu, họp mặt của những người Hoa di cư đến đây. Chắc người Hoa thời đó cũng không ngờ rằng công trình kiến trúc độc đáo của họ lại trở thành một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Cần Thơ thu hút hàng trăm, hàng ngàn lượt khách đến tham quan.
Điện thờ Quan Vũ trong chùa Ông
Tên gọi chùa Ông do người dân địa phương đặt cho chùa cho dễ nhớ vì ngay tại Chính Điện của chùa thờ chính là Quan Thánh Đế Quân, tức Quan Vũ. Nhưng cũng có một vài người gọi đây là chùa Bà hay Quảng Triệu Hội Quán… Dù được gọi theo tên nào đi nữa thì chùa vẫn là một tuyệt tác kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Hoa giữa lòng TP.Cần Thơ phồn hoa.
2. Tìm hiểu nét đẹp kiến trúc của chùa Ông Cần Thơ
Quay trở về những năm 1894, khi chùa được ông La Ích Xe xây dựng trên mảnh đất chỉ rộng khoảng 532m2, du khách mới biết hết được nét đẹp kiến trúc độc đáo ẩn dấu bên trong chùa Ông. Trong 2 năm xây dựng chùa (từ 1894 – 1896), ông La Ích Xe cùng những người Hoa đầu tiên đã dựng nên được ngôi Chánh Điện với vật liệu xây dựng được chở từ Quảng Châu về cảng Tây Đô.
Chùa Ông là biểu tượng văn hóa tâm linh của người Hoa ở Cần Thơ
Sau đó, ông La Thành Cơ, con của ông La Ích Xe lại nối bước cha mình xây dựng thêm ngôi nhà khách rộng rãi vào những năm cuối cùng của Thế Kỉ 19. Nhận thấy chùa còn chưa hoàn hảo, vào năm 1931, Hương Quan Tây Đô lúc đó là ông Dương Lập Cang đã đứng ra quyên góp trong cộng đồng người dân để xây dựng nên ngôi nhà bếp và nhà khói, góp phần hoàn thiện những công trình cuối cùng của chùa Ông.
Kiến trúc chùa Ông xưa ở Cần Thơ rất đơn giản, mộc mạc
Chắc hẳn rằng cả 3 người đã góp công lớn xây dựng nên chùa Ông sẽ không thể ngờ rằng mình lại chính là người vẽ nên nét đẹp kiến trúc độc đáo của chùa Ông. Chùa Ông từ một ngôi chùa đậm chất văn hóa cộng động của người Hoa trở thành công trình đền chùa biểu tượng kiến trúc xây dựng của người Hoa ở Cần Thơ. Năm 1993, chùa Ông còn được công nhận là “di tích lịch sử cấp quốc gia”.
3. Đến Cần Thơ nhớ ghé lại tham quan chùa Ông
Du khách di chuyển trên đường Hai Bà Trưng rất dễ nhận ra chùa Ông vì cổng chùa được thiết kế rất nổi bật giữa khu dân cư sầm uất, đông đúc người qua lại. Đặc biệt, những du khách lần đầu đặt chân đến chùa Ông du lịch trong chuyến đi Cần Thơ sẽ vô cùng thích thú trước những tấm phù điêu được chạm khắc tinh xảo bên ngoài cổng vào và bên trong chùa. Ngoài những bức phù điêu trên tường đẹp mắt vốn là nét đặc trưng của một công trình đền chùa người Hoa, chùa Ông còn treo rất nhiều tấm hoành phi, liễn đối ghi chép lại những điển tích lịch sử của Trung Quốc. Những điển tích nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc, Bát Tiên… trở nên vô cùng sinh động qua bàn tay điêu luyện của người nghệ nhân chạm khắc.
Giếng Trời đặt trong chùa Ông
Chùa Ông được xây theo hình chữ Quốc, có Chánh Điện và sân giếng trời như bao công trình đền thờ khác của người Hoa. Tuy nhiên, có một điều rất đặc biệt chỉ có ở chùa Ông mà những ngôi chùa Hoa khác không có, đó là tên của những người góp công xây dựng chùa. Tại những ngôi chùa người Hoa ở miền Tây, tên của người xây dựng chùa được khắc trên đá ngay cổng chánh điện hoặc đặt trước cổng chùa. Còn chùa Ông thì họ khắc tên những người góp công làm nên chùa tại nơi mà người đó đã làm, như người dựng cổng chùa được khắc tên trên cột cổng, người xây Chánh Điện được khắc tên ngay tại Chánh Điện…
Lễ Ông ở chùa Ông thu hút đông đảo du khách và người dân đến xem
Chùa Ông mở cửa mỗi ngày đón khách du lịch đến tham quan nhưng khoảng thời gian chùa đông khách nhất là vào những ngày lễ Ông Quan Vũ và lễ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đây cũng là thời điểm chùa Ông đón khách du lịch đến tham quan nhiều nhất trong năm.
Xem thêm “Chùa Phật Học ở Cần Thơ – Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc độc đáo”.
Đến tham quan chùa Ông ở Cần Thơ – Ngôi chùa đậm chất văn hóa cộng đồng người Hoa, du khách không chỉ được ngắm nhìn những tác phẩm phù điêu tuyệt đẹp mà còn được tham quan kiến trúc của một ngôi chùa đậm chất Hoa. Nếu may mắn đến vào dịp lễ Ông, lễ Bà thì du khách còn được hòa mình vào những hoạt động văn hóa đầy màu sắc trong lễ hội của người Hoa ở miền Tây.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Chùa Ông ở Cần Thơ – Ngôi chùa đậm chất văn hóa cộng đồng người Hoa
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.