Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Hướng dẫn đường đi Chùa Tàu Đà Lạt

  • 0 nhận xét
  • Hướng dẫn đường đi Chùa Tàu Đà Lạt
    5.0/5 sao 2 lượt

Thiên Vương Cổ Sát hay còn được gọi là chùa Tàu rất nổi tiếng ở Đà Lạt. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính bậc nhất ở vùng đấy cao nguyên này. Bài viết dưới đây của Viet Fun Travel sẽ hướng dẫn đường đi Chùa Tàu Đà Lạt đến du khách.

1. Chùa Tàu Đà Lạt nằm ở đâu?

Nằm ở số 358 phường Khe Sanh, phường 10, thành phố Đà Lạt, chùa Tàu còn có tên khác là Thiên Vương Cổ Sát, chùa Phật Trầm. Cùng với chùa Linh Phước, Thiền viện Trúc Lâm, chùa Linh Sơn, chùa Tàu vừa là chốn tâm linh được nhiều Phật tử lui tới vừa là điểm du lịch được rất nhiều người biết đến của Đà Lạt.

Du khách có thể đi đến chùa Tàu Đà Lạt theo tuyến đường dưới đây:

- Từ chợ Đà Lạt, du khách đi theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đến cầu Ông Đạo, vào đường Lê Đại Hành.

- Du khách đi tiếp vào đường Trần Quốc Toản và đi thẳng vào đường Hồ Tùng Mậu.

- Du khách đi tới Trần Hưng Đạo, theo quốc lộ 20 tới Trại Mát và rẽ vào đường Khe Sanh là tới chùa Tàu.


Chùa Tàu là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất ở Đà Lạt

Hoặc du khách cũng có thể đi theo tuyến đường sau:

- Từ chợ Đà Lạt, du khách đi theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đến cầu Ông Đạo và vào đường Lê Đại Hành.

- Du khách đi tiếp đến đường Trần Quốc Toản rồi tới đường Phạm Hồng Thái.

- Tại vòng xuyến, du khách rẽ vào đường Khe Sanh là tới chùa Tàu.

Cả hai tuyến đường này có chiều dài khoảng 4,2km. Thời gian di chuyển dự kiến là 10 phút. Do có vị trí gần trung tâm thành phố, đường đi thuận lợi và dễ dàng nên chùa Tàu thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.

2. Những điểm đặc sắc của chùa Tàu Đà Lạt

Chùa Tàu được xây dựng từ thế kỷ trước, tức năm 1958. Ngôi chùa này có nhiều điểm đặc sắc rất thú vị. Đầu tiên phải kể đến các tên gọi của chùa. Chùa có 3 tên gọi khác nhau là chùa Tàu, Thiên Vương Cổ Sát và chùa Phật Trầm. Mỗi tên gọi lại có một ý nghĩa riêng:

- Chùa Tàu: Tên gọi này là do chùa vốn được xây dựng bởi các nhà sư thuộc phái Hoa Nghiêm tông và các Phật tử người Hoa. Hoa Nghiêm tông là một tông phái quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc. Cho đến nay, các nhà sư trong chùa vẫn biết tiếng Quảng Đông, Trung Quốc. Thêm nữa, kiến trúc của chùa cũng mang nét đặc trưng kiến trúc chùa chiền Trung Hoa rất rõ nét.


Chùa Tàu được xây dựng bởi các nhà sư và Phật tử người Hoa

- Thiên Vương Cổ Sát: Đây là tên gọi xuất phát từ việc chùa có thờ 4 vị Thiên Vương trong Từ Bi Bảo Điện. Đó là các vị: Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương và Quảng Mục Thiên Vương. Tứ Vị Thiên Vương này là 4 vị thần quan trọng trấn giữ phương Đông theo Phật giáo Trung Quốc do đó còn được gọi là Đông Phương Thiên Vương.

- Chùa Phật Trầm: Vào năm 1958, hòa thượng Thọ Dã đã thỉnh 3 bức tượng Phật từ Hồng Kông về chùa. Mỗi bức cao 4m, nặng 1,5 tấn và đều được làm bằng gỗ trầm hương. Các bức tượng này được đặt tại Quang Minh Bảo Điện và tên gọi chùa Phật Trầm cũng từ đó mà ra.

Điểm đặc sắc tiếp theo của chùa Tàu chính là ở kiến trúc. Chùa mang nét đặc trưng của kiến trúc chùa chiền Trung Hoa. Chùa bao gồm 3 phần:

- Từ Bi Bảo Điện: Ngoài 4 vị Thiên Vương, Từ Bi Bảo Điện của chùa Tàu còn thờ một tượng Phật Di Lặc cao 3m.

- Quang Minh Bảo Điện: Được xây dựng theo hình tứ giác với hai tầng, Quang Minh Bảo Điện là phần chính của chùa Tàu. Thiết kế của phần này rất cầu kỳ và mang đậm vẻ uy nghiêm. Đây cũng là khu vực đặt 3 pho tượng trầm hương nổi tiếng là tượng A Di Đà, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.


3 pho tượng trầm hương nổi tiếng của chùa Tàu

- Khuôn viên phía sau của chùa: Phần này nằm sau Quang Minh Bảo Điện. Điểm nhấn ở đây là tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen cao 10m. Phía sau tượng Phật là tượng 9 con rồng với các tư thế khác nhau.


Tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen của chùa Tàu

Tông màu chính của chùa Tàu là màu vàng và màu đỏ. Trong chùa có khắc nhiều chữ Hoa. Chùa không đem đến cảm giác lộng lẫy nhưng từng chi tiết, hoa văn trong chùa đều cho thấy sự công phu và tỉ mẩn của các nhà sư, Phật tử nơi đây. Khuôn viên của chùa cũng rất rộng rãi, thoáng đãng.

Chùa nằm trên một ngọn đồi có tên là đồi Rồng, xung quanh là rừng thông xanh mát. Do đó, không khí trong chùa trong lành, mát mẻ và yên tĩnh. Khung cảnh thiên nhiên ở khu vực chùa Tàu nhờ vậy mà càng thêm hữu tình và thơ mộng. Thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã rất đẹp. Chùa Tàu ở giữa cảnh sắc thiên nhiên đó càng thêm phần cổ kính và thanh tịnh.

Đến với chùa Tàu, du khách sẽ thấy bao nhiêu xô bồ, tấp nập của cuộc sống bên ngoài dường như không ảnh hưởng nhiều đến nơi đây. Vì thế, chùa Tàu có rất đông Phật tử thường xuyên đến sinh hoạt và nhiều khách du lịch đến tham quan.

Ngoài các điểm đặc sắc trên, chùa Tàu còn nổi tiếng với chiếc bàn xoay kỳ lạ. Chiếc bàn xoay này có vẻ ngoài mộc mạc và cũ kỹ, được làm bằng gỗ, có hình tròn. Nhiều người nói rằng chiếc bàn nhìn không khác gì những chiếc bàn ăn thời trước. Tuy nhiên, điểm lạ lùng là khả năng xoay của chiếc bàn.

Theo nhiều người kể lại thì những người muốn bàn xoay chỉ cần đặt tay lên mặt bàn, tập trung tư tưởng và nhắm mắt lại, nghĩ đến hướng mà mình muốn chiếc bàn xoay trong đầu. Khi đó, chiếc bàn sẽ xoay theo hướng xuất hiện trong đầu người đó. Một số người trải nghiệm sự kỳ lạ này đã cho rằng chiếc bàn ở chùa Tàu có thể hiểu được tiếng người.

Cho đến nay, đây vẫn là hiện tượng kỳ lạ chưa có lời giải đáp rõ ràng. Và vẫn có nhiều người hiếu kỳ tìm đến chùa Tàu để tìm hiểu về chiếc bàn xoay lạ lùng đó.


Chiếc bàn xoay kỳ lạ, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp ở chùa Tàu Đà Lạt

3. Một số lưu ý khi tham quan chùa Tàu Đà Lạt

địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, chùa Tàu thu hút rất nhiều khách thập phương ghé thăm. Khi đến nơi này, du khách nên lưu ý một số điều dưới đây:

- Vì là nơi tu hành linh thiêng nên khi tham quan chùa Tàu, du khách nên mặc trang phục kín đáo, không nên mặc đồ hở hang hoặc quá ngắn.

- Du khách không nên khạc nhổ, nói tục hoặc vẽ bậy bạ lên tường khi vào chùa.

- Du khách không nên xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.

- Du khách không nên tự tiện đụng chạm, sờ mó vào các vật thờ cúng trong điện thờ.

- Giờ mở cửa của chùa Tàu là 7h sáng, đóng cửa vào lúc 17h chiều. Chùa mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần.

- Chùa Tàu không thu vé tham quan. Do đó, đây là điểm du lịch miễn phí rất thú vị tại Đà Lạt.

Như vậy, du khách có thể thấy đường đi đến chùa Tàu rất thuận tiện và dễ kiếm. Ngôi chùa này cũng có kiến trúc độc đáo và nhiều điểm đặc sắc để du khách ghé thăm. Do đó, có dịp đến với Đà Lạt và muốn tìm hiểu về những ngôi chùa nổi bật của thành phố này thì du khách hãy dành thời gian đến với chùa Tàu nhé.

Viet Fun Travel tin rằng du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị tại đây và cảnh sắc thiên nhiên cũng như sự cổ kính, yên tĩnh của chùa Tàu sẽ không khiến du khách phải thất vọng.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Hướng dẫn đường đi Chùa Tàu Đà Lạt

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call