Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Mùng 4 Tết là ngày mấy? "Bật mí" những điều thú vị chưa biết

  • 0 nhận xét
  • Mùng 4 Tết là ngày mấy? "Bật mí" những điều thú vị chưa biết
    3.8/5 sao 112 lượt

Nhắc đến Tết Nguyên Đán, người ta thường chỉ quan tâm đến ngày 30 và ba ngày đầu năm mùng 1, 2, 3. Rất nhiều người thậm chí còn cho rằng ngày mùng 3 là hết Tết rồi. Thật ra, theo phong tục truyền thống của người Việt, ngày mùng 4 cũng là một ngày mang ý nghĩa rất quan trọng trong chuỗi ngày Tết Nguyên Đán. Ngày nay, người dân đã giản lược ngày Tết đi rất nhiều nên ngày mùng 4 không còn thể hiện được nhiều giá trị của mình nữa.

Vì vậy mà ngày mùng 4 lại có một ý nghĩa khác đối với mọi người. Mùng 4 Tết là ngày mấy? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Du lịch Việt Vui tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

-> Xem thêm: Tết Nguyên Đán 2020 bắn pháo hoa ở đâu?

1. Mùng 4 Tết là ngày bao nhiêu?

Theo lịch cổ và theo phong tục từ xưa của người Việt, ngày mùng 4 Tết được gọi với cái tên con nước. Sau ba ngày đầu năm là chính Tết thì ngày mùng 4 chính là ngày khép lại một dịp Tết Nguyên Đán. Thời điểm hiện tại, Tết Nguyên Đán đã được người dân giản lược đi rất nhiều. Chính vì vậy, ngày mùng 4 dần mất đi ý nghĩa vốn có của nó.

Trước đây và một vài nơi hiện tại, ngày mùng 4 Tết chính là ngày mà gia đình dùng để hóa vàng. Hóa vàng là một tục lệ đi liền trong thờ cúng tổ tiên của các nước như Việt Nam và Trung Quốc. Hóa vàng là nghi thức con cháu dùng để đưa tiễn linh hồn của ông bà tổ tiên trở lại cõi vĩnh hằng sau khi mà bạn và gia đình đã mời họ về ăn Tết cùng với con cháu.

mung 4 tet la ngay may
Mùng 4 Tết từ xưa được gọi là ngày “đưa ông bà”

Tục lệ hóa vàng bao gồm cúng cơm và đốt vàng mã mà gia đình bạn đã chuẩn bị từ trước Tết và để ở trên bàn thờ. Vàng mã này có thể là tiền vàng hoặc các vật dụng được làm từ giấy như quần áo, mũ nón thậm chí là cả nhà cửa, ngựa...

Mọi người tin rằng, khi đốt những vàng mã đó đi thì chúng sẽ được chuyển đến tận tay ông bà tổ tiên. Đây chính là những món quà thể hiện sự kính trọng và biết ơn của con cháu đến với ông bà tổ tiên đã khuất. Vàng mã này cũng chính là tiền vốn đầu năm mà con cháu gửi cho ông bà tổ tiên đã khuất, mong muốn ông bà tổ tiên có cuộc sống đầy đủ dưới âm ty theo quan niệm “trần sao âm vậy”. Ngoài ra, mọi người cũng đều mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ độ trì và bảo vệ cho con cháu trong suốt năm mới.

Tại một vài nơi, nghi lễ hóa vàng ngày mùng 4 thậm chí còn cầu kì hơn nữa. Họ có phong tục hát chèo đò để đưa tiễn ông bà tổ tiên về với thế giới bên kia. Mọi người thường lựa chọn ngày mùng 4 Tết là ngày xuất hành để đi chơi, đi làm xa... vì ngày này đã là ngày kết thúc của chuỗi ngày Tết. Hơn thế, mùng 5 Tết theo quan niệm được cho là ngày xấu cho việc xuất hành.

Đối với những người trẻ, ngày mùng 4 chính là ngày dành cho các hoạt động cá nhân. Họ thường lựa chọn đi chơi vào ngày này cùng với bạn bè hay gia đình. Nguyên do là vì đây là ngày mà các nghi lễ Tết đã kết thúc hẳn và họ có thời gian để dành cho những việc hay những cuộc gặp gỡ cá nhân trước khi kết thúc kì nghỉ và quay về với lịch trình học tập làm việc bận rộn của bản thân.

Ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán năm nay sẽ rơi vào ngày 28/01/2020. Và mùng 4 Tết năm nay cũng là ngày gần cuối của kì nghỉ Tết Nguyên Đán. Chính vì vậy, mọi người hãy tận dụng thời gian để có được những kỉ niệm đẹp nhất cũng như những khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nhất.

mung 4 tet la ngay may
Nghi lễ hóa vàng là một phần truyền thống rất quan trọng

2. Nên và không nên làm gì ngày mùng 4 Tết?

Trước khi hoàn thành công việc hóa vàng thì Tết Nguyên Đán của gia đình bạn vẫn còn đang tiếp diễn. Chính vì vậy bạn vẫn cần tuân thủ những điều nên và không nên làm vào dịp Tết để có được một năm mới thuận lợi và trọn vẹn nhất có thể. Hãy tham khảo một vài việc bạn nên và không nên làm vào dịp Tết để năm mới của bạn và gia đình trở nên thật suôn sẻ, hạnh phúc.

Ngoài những việc mà ngày nào thuộc dịp Tết bạn cũng đều cần ghi nhớ nên hay không nên làm như nên mặc đồ đỏ, nên để cho hoa tự nở... hoặc không nên làm vỡ đồ đạc, không nên vay mượn hay đòi nợ... bạn cũng cần để tâm đến những điều đặc biệt của ngày mùng 4. Ngày mùng 4 là ngày hóa vàng, chính vì vậy bạn nhất định cần phải chuẩn bị thật đầy đủ và đúng những thứ cần thiết, tiến hành thủ tục đầy đủ để có thể kết thúc lễ Tết một cách trọn vẹn nhất.

Ngoài ra, chuẩn bị đầy đủ cho hóa vàng cũng là một cách thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên đã khuất mà bạn và gia đình đã mời về nhà ăn Tết. Mùng 4 trôi qua suôn sẻ, một cái Tết kết thúc suôn sẻ, cả năm của bạn cũng sẽ suôn sẻ và thuận lợi hơn nhiều.

mung 4 tet la ngay may
Mùng 4 Tết rơi vào ngày 28/1 dương lịch

Nếu bạn lựa chọn ngày mùng 4 là ngày xuất hành thì hãy chú trọng thêm cả thời gian và hướng xuất hành. Các cụ có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, có một khởi đầu không có cản trở thì năm đó bạn và gia đình mới có thể dễ dàng đạt được những điều đã lên kế hoạch.

3. Gợi ý vài điểm du lịch mùng 4 Tết

Ngày mùng 4 dần trở thành ngày mà rất nhiều người lựa chọn để đi chơi cùng bạn bè và gia đình. Nếu bạn có kế hoạch đi chơi vào ngày này thì hãy tham khảo một số địa điểm vui chơi phù hợp cả trong và ngoài nước.

Đi du lịch trong nước có rất nhiều địa điểm đẹp vào thời điểm mùng 4 Tết Nguyên Đán để bạn thăm thú và tận hưởng. Bạn có thể đến Đà Nẵng để tận hưởng một không khí mát mẻ dễ chịu. Đà Nẵng những ngày này thật sự được trang hoàng rất tuyệt vời.

Hơn nữa nếu bạn là người bận rộn mong muốn đến đây từ lâu thì đây chính là cơ hội không thể bỏ qua được. Nếu không muốn đến Đà Nẵng hoặc các thành phố sầm uất khác như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì bạn có thể lựa chọn tìm đến thiên nhiên. Sapa, Mộc Châu hay Tam Đảo đều là những cái tên bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Thời tiết của những nơi này vào ngày mùng 4 Tết chính là thời tiết cực đặc trưng mà ai cũng đều thích nơi đây, có một chút se lạnh nhưng cũng có chút nắng nhẹ. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian của mùa hoa đào, hoa mận nở trắng núi rừng tại Sapa, Mộc Châu. Vẻ đẹp mê người ấy chắc chắn sẽ không làm bạn cảm thấy thất vọng.

mung 4 tet la ngay may
Hoa đào hoa mận xinh đẹp ngày Tết tại Sapa

Còn nếu như bạn không muốn chỉ loanh quanh trong nước vào một dịp nghỉ lễ dài ngày như Tết Nguyên Đán, bạn có thể lựa chọn du lịch nước ngoài. Một số nước mà bạn có thể tham khảo để đi du lịch vào thời điểm này là Singapo, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Đây đều là những nước đón Tết âm lịch giống như Việt Nam.

-> Chính vì vậy, bạn có cơ hội nhìn ngắm năm mới của người dân những đất nước này và có thể còn được tham gia vào những lễ hội đầu năm rất tuyệt vời tại nơi đây. Các nước ở Châu Âu cũng là một lựa chọn rất thú vị. Đến châu Âu khiến cho bạn có được một kỳ nghỉ Tết khác biệt, mang lại một cảm xúc rất mới mẻ.

Hi vọng rằng, qua bài viết trên, bạn sẽ có được những hiểu biết nhất định về ngày mùng 4 Tết. Kỳ nghỉ Tết năm nay có 7 ngày, hãy tận hưởng một cách trọn vẹn nhất nhé. Chúc cho bạn và gia đình có một cái Tết đầm ấm hạnh phúc nhất có thể và cũng chúc cho bạn, người thân của bạn có được một năm mới như ý.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Mùng 4 Tết là ngày mấy? "Bật mí" những điều thú vị chưa biết

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call