Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Tây An cổ tự - Điểm du lịch đặc sắc tọa lạc tại chân núi Sam

  • 0 nhận xét
  • Tây An cổ tự - Điểm du lịch đặc sắc tọa lạc tại chân núi Sam
    5.0/5 sao 1 lượt

Được xếp hạng là di tích nghệ thuật cấp quốc gia, Tây An cổ tự có kiến trúc đẹp và ấn tượng. Hơn nữa, Tây An cổ tự còn là địa điểm tâm linh đầy cổ kính. Bài viết dưới đây của Viet Fun Travel sẽ giới thiệu với du khách về Tây An cổ tự - điểm du lịch đặc sắc tọa lạc tại chân núi Sam.

1. Tây An cổ tự nằm ở đâu?

Tây An cổ tự hay còn gọi là chùa Tây An, nằm ở chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1847 bởi tổng đốc của An Giang và Hà Tiên lúc bấy giờ. Khi đó chùa được lợp ngói, có tường gạch và nền đá xanh. Ban đầu, chùa có tên là Tây An tự với hàm ý trấn bờ cõi phía Tây được bình an.


Tây An cổ tự được xây dựng từ năm 1847 bởi tổng đốc của An Giang và Hà Tiên lúc bấy giờ

Năm 1861, chùa được trùng tu lại và năm 1958, chùa được xây dựng thêm 3 ngôi cổ lầu và chính điện. Sách Đại Nam Nhất Thống chí viết về Tây An cổ tự như sau: “Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào vòm núi, tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u, cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy”.

Cùng với chùa Phước Điền, miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An đã góp phần tạo nên quần thể di tích nổi tiếng của An Giang.

2. Những nét đặc sắc của Tây An cổ tự

Năm 1980, chùa Tây An ở An Giang được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa cũng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên ở Việt Nam”. Những danh hiệu đó đã cho thấy Tây An cổ tự có kiến trúc rất đặc sắc.

Nhìn từ xa, chùa Tây An nổi bật với tông màu vàng chủ đạo. Chùa được cất theo lối chữ Tam – đây là mô-tip kiến trúc quen thuộc của vùng Nam Bộ Việt Nam. Tuy nhiên, 3 ngôi cổ lầu trong chùa lại có hình củ hành với màu sắc rực rỡ, tượng trưng cho kiến trúc điển hình của Ấn Độ. Các vật liệu xây dựng chùa là ngói, xi măng, gạch.


3 ngôi cổ lầu trong chùa có hình củ hành với màu sắc rực rỡ, tượng trưng cho kiến trúc điển hình của Ấn Độ

Cửa giữa trong 3 vọng cửa trước chùa Tây An thờ Phật Quan Âm, hai cửa hai bên có bảng đề “Tây An cổ tự”. Tháp thờ Phật nằm ở mặt tiền của chùa. Tầng trên của tháp là lầu cao có mái cong, đỉnh nhọn theo kiến trúc Ấn Độ. Tầng này thờ tượng Phật. Tầng dưới là các hộ pháp. Phía trước của chùa có bạch tượng và hắc tượng, hàm ý trấn giữ.

Chính điện của chùa là ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, hai tầng mái, cột gỗ, nền gạch và thờ tượng Phật Thích Ca. Lầu chuông và lầu trống ở hai bên. Tổng số tượng trong chùa lên tới 11.270 tượng lớn nhỏ. Các bức tượng đều được chạm trổ công phu và tỉ mỉ, minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc phát triển của Việt nam vào thế kỷ 19. Các bức hoành phi, câu đối trong chùa cũng rất sắc sảo.


Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận Tây An cổ tự là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên ở Việt Nam”

Mặc dù chùa Tây An có kiến trúc Việt Nam lẫn kiến trúc Ấn Độ nhưng cả hai đều kết hợp với nhau một cách hài hòa, tạo nên tổng thể kiến trúc đẹp và độc đáo.

Điểm nổi bật tiếp theo của chùa chính là khung cảnh hài hòa với thiên nhiên. Chùa tựa lưng vào núi Sam (cao 284m so với mực nước biển), vì thế nhìn từ xa, chùa giống như một nét vẽ đầy màu sắc dựa trên nền xanh thẳm của núi. Không gian trong chùa cũng thường xuyên mát mẻ, tĩnh lặng, khiến rất nhiều khách thập phương yêu thích và thường ghé đến. Khuôn viên của chùa có tổng diện tích lên tới 15.000m2, vì thế chùa Tây An đem lại cảm giác rộng rãi, thư thái cho du khách đến vãng cảnh chùa.


Khuôn viên của chùa có tổng diện tích lên tới 15.000m2, vì thế chùa Tây An đem lại cảm giác rộng rãi, thư thái cho du khách đến vãng cảnh chùa

Vào buổi tối, chùa càng trở nên rực rỡ hơn với những ánh đèn vàng được thiết kế để chiếu sáng những ngôi cổ lầu. Nhìn từ xa, chùa có nét tráng lệ như những tòa lâu đài của Ấn Độ. Vì thế, khách hành hương đến đây lễ Phật không chỉ vào ban ngày mà còn cả vào buổi tối. Dần dần, Tây An cổ tự dưới chân núi Sam đã trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng của Châu Đốc, An Giang.

Trên đây là một vài nét tiêu biểu về Tây An cổ tự - ngôi chùa cổ nổi tiếng của tỉnh An Giang. Du khách có dịp đến với vùng đất Châu Đốc, An Giang thì nên ghé thăm ngôi chùa Tây An để tham quan một công trình kiến trúc đặc sắc và tìm hiểu nhiều hơn về đời sống tâm linh của người dân nơi đây.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Tây An cổ tự - Điểm du lịch đặc sắc tọa lạc tại chân núi Sam

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call