Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

  • 0 nhận xét
  • Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
    0.0/5 sao 0 lượt

Mâm ngũ quả từ xa xưa đã trở thành một vật phẩm quen thuộc trong những ngày lễ, dịp Tết. Dù ở đâu trên dải đất Việt Nam này thì ngày Tết đều không thể thiếu được mâm ngũ quả trên bàn thờ của tổ tiên. Mâm ngũ quả mang một ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong nếp sống, văn hóa, phong tục của người Việt. Vậy hôm nay du khách hãy cùng với Viet Fun Travel tìm hiểu về ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết nhé.

1.Tại sao ngày Tết phải có mâm ngũ quả?

Trong một năm, ngày Tết là dịp lễ mà ai cũng háo hức và mong chờ nhất. Tết là thời gian mà mọi người được vui vẻ, sum vầy bên nhau, quên đi những mệt mỏi, muộn phiền sau một năm làm việc vất vả. Tết cũng là dịp đặc biệt để các chị em nội trợ trổ tài năng từ trang trí, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ dùng và chuẩn bị những vật dụng quen thuộc cho những ngày Tết. Trong số những vật dụng đó, không thể bỏ qua được mâm ngũ quả.


Mâm ngũ quả và vật phẩm không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt

Vậy tại sao lại gọi là mâm ngũ quả? Vì mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại trái cây khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau. Theo quan niệm dân gian thì mâm ngũ quả biểu tượng cho mong ước một năm mới an khang, thịnh vượng và ngập tràn niềm vui, may mắn. Hơn nữa, ông cha mình thường bảo lại rằng, mâm ngũ quả là tượng trưng cho 5 năm yếu tố thiên nhiên quen thuộc đó là Kim, Thủy, Hỏa, Mộc, Thổ và biểu hiện cho ước muốn sang năm mới Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.


Một số hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết

Theo nhiều người thì mâm ngũ quả lại là hiện vật thể hiện cho tấm lòng biết ơn, thành kính của mình đối với tổ tiên, ông cha hay là sự thể hiện cho một năm làm việc thành công, thuận lợi, may mắn mong ước cuộc sống sung túc, ấm no. Dù hiểu theo ý nghĩa nào thì mâm ngũ quả cũng mang những ý nghĩa rất linh thiêng, độc đáo. Và hiện nay, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt.

Chính vì ý nghĩa to lớn của mâm ngũ quả trong ngày Tết nên mỗi khi các bà nội trợ lựa chọn các loại quả để trưng bày mâm ngũ quả thường rất tỉ mỉ, cẩn thận để chọn được những loại quả tươi ngon và ý nghĩa nhất.

2. Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Người dân miền Bắc nổi tiếng với tính cách tinh tế, sâu sắc, hoài cổ vốn là người của xứ ngàn năm văn hiến cho nên nếp sống của họ cũng nề nếp, kỹ tính hơn. Chính vì vậy với việc sắp xếp và trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết cũng vô cùng quan trọng và cầu kỳ.


Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc

Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả là biểu tượng của các yếu tố phong thủy Thổ - Kim - Mộc - Thủy - Hỏa. Cho nên mâm ngũ quả là phải lựa chọn được loại quả có màu sắc tượng trưng cho 5 yếu tố trên: Thổ thì màu vàng, Hỏa màu đỏ, Thủy màu đen, Mộc màu xanh, Kim màu trắng. Các loại quả thường thấy xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Bắc đó là: chuối xanh, bưởi, cam, hồng, lê, nho, phật thủ, xoài...

3. Mâm ngũ quả của người miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng với tính cách mộc mạc, chất phác, chịu thương, chịu khó. Đối với người miền Trung, mâm ngũ quả ngày Tết là thể hiện sự biết ơn, thành kính với ông bà, tổ tiên, quan trọng đến cái "tâm" của mình nên trong việc lựa chọn và trưng bày mâm ngũ quả thì rất dễ tính, thế nào cũng được, không câu nệ hình thức. Hơn nữa vì là vùng đất nghèo khó, khô cằn nên thường sử dụng những loại quả thân quen, đặc trưng của vùng miền họ để trưng bày trên mâm ngũ quả.


Mâm ngũ quả của người miền Trung.

Những loại quả thường gặp trong mâm ngũ quả của người miền Trung đó là: mãng cầu, thăng long, chuối xanh, ổi, đu đủ, xoài, hồng xiêm, thị, cam, quýt, bưởi… Đối với người miền Trung mâm ngũ quả trưng bày gì cũng được chỉ cần tươi ngon, sạch sẽ.

4. Mâm ngũ quả của người miền Nam

Với người miền Nam, tính cách của họ phóng khoáng, thoải mái, sống ngày nào lo ngày đấy nên rất vô tư, tự tại. Đối với họ, họ luôn mong muốn rằng năm mới sẽ luôn may mắn, vui vẻ, trời đất thuận hòa để thuận tiện làm ăn nên trong mâm ngũ quả họ thường tránh trưng bày những loại quả kiêng kị, xui xẻo. Trên mâm ngũ quả quen thuộc của người miền Nam thường có những loại quả bình dị, dân dã của họ như dừa, sung, mãng cầu, xoài…


Những loại quả quen thuộc trong mâm ngũ quả của người miền Nam

Đặc biệt, miền Nam rất kiêng kị những loại quả như chuối (làm ăn mãi không thăng tiến); lê, táo (lê lết, thất bại); cam, quýt (quýt làm cam chịu).

5. Ý nghĩa của những loại quả trong mâm ngũ quả


Ý nghĩa của các loại quả để trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết

Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Các chị em nội trợ hãy nhớ lưu lại những loại quả quen thuộc trên để có thể lựa chọn và trưng bày được mâm ngũ quả xinh tươi và ý nghĩa nhất nhé.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call