"Bật mí" TOP 7 lễ hội văn hóa độc đáo ở miền Tây Nam Bộ
- Mon, 29/07/2019
- 0 nhận xét
Nam Bộ là vùng đất có nhiều lễ hội rất độc đáo, đặc sắc. Tìm hiểu về những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ sẽ là đề tài được bàn luận và giới thiệu trong bài viết này. Nếu Quý khách và bạn đọc quan tâm, mời tham khảo bài viết sau đây.
-> Nên xem thêm: 22 món ăn miền Tây Nam Bộ ngon miễn chê
1. Lễ hội Kathina
Lễ hội Kathina còn gọi là lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, là nghi lễ đậm nét văn hóa của người Khmer vùng Sóc Trăng nói riêng, Tây Nam Bộ nói chung. Lễ hội này diễn ra nhằm mục đích cầu cho dân làng yên ấm, gia đình an vui, mưa thuận gió hòa, mùa mang tươi tốt. Trong lễ hội, người dân dâng áo cà sa và các vật dụng dành cho chư tăng.
Lễ hội này diễn ra hằng năm từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch. Thường lễ hội Kathina được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ và trước ngày lễ Ok Om Bok cổ truyền. Theo quy định của Phật giáo Nam tông Khmer, các chùa sẽ chọn 1 ngày cụ thể sau đó thông báo cho các Phật tử trong phum sóc biết và chuẩn bị tiến hành làm lễ Kathina. Mỗi năm thì có từ 1 đến 3 gia đình trong phum sóc cùng nhau tổ chức cho lễ. Gia đình nào được tổ chức lễ Kathina thì được xem đó là niềm tự hào lớn.
Có thể ở mỗi phum sóc được ấn định ngày tổ chức lễ Kathina không trùng nhau nhưng theo truyền thống thì thường diễn ra trong 2 ngày. Ngày thứ nhất gia đình thỉnh chư tăng đến tụng kinh, cầu an cho gia chủ và cư dân phum sóc. Ngày thứ hai, toàn bộ cư dân phum sóc sẽ cùng tham gia ngày hội đông vui nhất của lễ Kathina.
Đám rước Kathina được Phật tử và cư dân đưa quanh phum sóc của mình để ai cũng biết và hưởng sự an lành. Trong lễ, vật phẩm được dâng lên gồm áo cà sa, bình bát, tập viết… Đi kèm đám rước Kathina là đội trống Sa-dăm, đội Rô-băm và hàng trăm cây hoa, cây cảnh được trang trí bằng những sợi dây nhựa lấp lánh.
Trước đó người ta chọn tầm chục thiếu nữ, đứng xếp thành 2 hàng để rước 2 hàng hoa cùng đoàn rước về chùa để dâng lên sư sãi. Vì có rất nhiều hoa trong đám rước nên nhiều người còn gọi lễ Kathina là lễ dâng bông. Đây là một trong những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Cồn Lân - Vườn Trái Cây - Lò mật ong - Lò kẹo dừa - Chèo xuồng ba lá - Đi xe ngựa/xe lam - Vườn Trái Cây - Chùa Vĩnh Tràng Giá Từ
VF05:Tour Kích Cầu - Miền Tây 1 Ngày (MỸ THO - BẾN TRE) | Cồn Lân - Vườn Trái Cây - Chèo Xuồng Ba Lá - Đi Xe Ngựa/Xe Lam - Chùa Vĩnh Tràng
2. Hội Thác Côn (Lễ hội Thăk Kôông) hay Lễ Cúng dừa Nam Bộ
Lễ hội Thăk Kôông được tổ chức ở chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày 14 – 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Cúng dừa xuất phát từ tích xưa ở Mỹ Tú, Sóc Trăng, kể về truyền thuyết cái cồng vàng. Ở đất An Trạch ngày trước tự nhiên nổi lên 1 cái gò có dang như chiếc cồng, giẫm chân lên nghe như tiếng cồng vang trong đất, nhỏ dần rồi mất hẳn.
Người dân nghĩ là tiếng cồng linh thiêng nên lập một miếu thờ. Hằng năm cứ đến rằm tháng 2 (theo Phật lịch) thì dân làng An Trạch lại tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này, sau đó gọi là hội Thác Côn (tiếng Khmer có nghĩa là Đạt Cồng). Hội này cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa, vì thế người ta còn gọi là Lễ Cúng dừa. Nếu du khách đi du lịch miền Tây đến vùng đất Sóc Trăng đúng vào dịp này sẽ có cơ hội tham dự.
Lễ Thác Côn hay còn gọi là lễ Cúng Dừa khá nổi tiếng ở Miền Tây Nam Bộ
Hội Thác Côn thường tổ chức vào đầu mùa mưa ở Nam Bộ. Hội này cũng nhằm mục đích là cầu bình an cho dân làng, mùa màng tốt tươi. Vì thế, các lễ vật cúng đa số là những thứ hoa trái của người dân trồng trọt như trầu cau, hoa sen, nhang đèn, trái dừa. Sở dĩ người Khmer chọn loại hoa trái để cúng vì ý nghĩa về sự thanh khiết và thiêng liêng của nó, người Khmer gọi đó là Slathođôn (nghĩa là bình bông bằng trái dừa).
Phần bông được làm bằng những lá trầu xanh và những bông hoa. Hoa sen được cắm rất nhiều, vị trí chủ đạo để làm nên hình tượng cây bông. Ngoài ra, đôi khi người ta cũng cắm thêm bông huệ và bông cúc vạn thọ. Phần đế cắm hoa được làm bằng trái dừa. Theo người Khmer thì dừa là loại trái cây tinh khiết, ngọt lành, lại là loại trái cây chủ đạo và thường thấy ở miền Tây Nam Bộ. Bình hoa Slathođôn giản dị, tiết kiệm, mang tính tượng trưng trong lễ cúng dừa. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Thánh thất Cái Bè - Cù lao Tân Phong - Chèo xuồng ba lá - Vườn trái cây - Đờn ca tài tử - Làng nghề truyền thống - Nhà Cổ Ông Kiệt - Sài Gòn Giá Từ
VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây - Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Làng Nghề Truyền Thống - Nhà Cổ Ba Kiệt
Lễ hội Cúng dừa của người dân An Trạch là dịp để nam thanh nữ tú gặp gỡ, bạn bè hội ngộ. Ai cũng tự sửa soạn cho mình những Slathođôn để dâng lên trong buổi lễ. Sau buổi lễ, các bà lão, các thiếu nữ lấy những hạt giống ngũ cốc được đặt trên bệ thờ suốt những ngày lễ hội và một ít tro nhang từ lư hương, cả những chân nhang còn cháy dở ở miếu Thác Côn.
Lễ Cũng Dừa khá vui tươi, đây là dịp để các nam thanh nữ tú có dịp gặp nhau để chuyện trò, tâm sự
Sau đó đặt vào mâm bạc chuyên dùng đựng các vật cúng rồi nối nhau đi ra đồng để dâng cúng đất đai, cúng hồn lúa, cúng những vị thần bảo hộ cho ruộng vườn, phum sóc. Sở dĩ có tục lệ này trong lễ hội Thác Côn vì những người làng An Trạch tin rằng những hạt giống mang điều ước nguyện của người dân và cả du khách đến tham quan dự lễ, sẽ đem lại may mắn, cho mùa tươi tốt, bội thu, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Người dự hội là người dân trong làng, phum sóc, thường sắm sửa hương hoa, dầu gió, chỉ đỏ để lấy may, lấy khước về nhà. Ngoài người dân địa phương, lễ Cúng dừa còn thu hút khách từ các tỉnh lận cận khác như Kiên Giang và cả Campuchia. Theo một số người, cúng dừa là nhằm cầu xin Trời Phật ban cho sự ngọt ngào, làm ăn phát đạt, con cháu hiếu thảo đối với bề trên.
-> Có dịp đi Tour miền Tây về vùng đất Sóc Trăng vào đúng khoảng thời gian này, du khách sẽ có cơ hội tham dự lễ hội. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 2 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Cù lao Tân Phong - Chèo xuồng ba lá - Vườn trái cây - Cơ sở sản xuất truyền thống - Nhà Cổ Ông Kiệt - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - Bè cá Koi - Làm bánh/xem cá lóc "múa"- Sài Gòn Giá Từ
VF09:Tour Miền Tây chất lượng CÁI BÈ - CẦN THƠ 2N1Đ | Vườn Trái Cây - Cù Lao - Nhà Cổ Ông Kiệt - Chợ Nổi - Viếng Chùa
3. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ
Lễ hội lớn nhất ở Nam Bộ, được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang. Theo thông lệ hàng năm, Vía bà Chúa Xứ được tổ chức vào các ngày như trên nhưng ngày Vía chính là ngày 25. Theo quan niệm thì ngày xưa người dân làng phát hiện ra tượng bà vào ngày đó.
Có khá đông khách đến tham dự lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Từ đêm ngày 23, hàng nghìn lượt người từ khắp nơi đã đổ về miếu để xem nghi thức tắm bà. Tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Trong lễ hội còn có trình diễn các hoạt động văn hóa như hát bội, múa bóng v.v.. Lễ hội Vía Bà chúa Xứ là một trong những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ thu hút khách hành hương và tham quan kể cả trong và ngoài nước. Nhiều du khách đi Tour du lịch miền Tây đã tìm đến vùng đất An Giang linh thiêng vào dịp này để chiêm bái, cầu nguyện.
Hát bội chào mừng lễ vía bà Chúa Xứ Núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân triền Đông của núi Sam, mặt sau tiếp giáp với cánh đồng và bờ kênh Vĩnh Tế. Nếu đứng nhìn từ trên cao xuống Miếu Bà tựa như đóa hoa sen. Miếu Bà chúa Xứ là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật có tiếng ở miền Nam. Và truyền thuyết xung quanh Bà chúa Xứ cũng được truyền tụng qua rất nhiều “phiên bản”.
Du khách đi du lịch An Giang, ngoài vía Miếu Bà còn có thể tham quan cảnh trí non nước hữu tình ở núi Sam, các di tích lịch sử như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An v.v.. Không chỉ những ngày lễ vía bà mà những ngày thường, Miếu Bà chúa Xứ còn được rất nhiều du khách tìm đến tham quan, chiêm bái. Đường lên núi Sam và khu Miếu Bà hầu như lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp với hàng ngàn, hàng triệu lượt khách.
Đường lên núi Sam và khu Miếu Bà hầu như lúc nào cũng đông đúc
-> Tham khảo thêm: 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộ
4. Lễ hội Ok Om Bok
Vào các ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch hằng năm đồng bào Khmer Nam Bộ lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ Cúng trăng hay Lễ Đút cốm dẹp. Lễ hội này của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ sinh sống ở các tỉnh như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng của người dân Khmer cho rằng Mặt Trăng là thần bảo vệ mùa màng.
Lễ hội Ok Om Bok diễn ra với sự tham gia của khá đông người dân Nam Bộ
Lễ hội Ok Om Bok diễn ra nhằm mục đích tỏ lòng biết ơn của người dân Khmer đối với Mặt Trăng - vị thần đã phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, cho các mùa bội thu trong năm. Lễ Ok Om Bok còn mang ý nghĩa là mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng. Người Khmer lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng trăng. Lễ hội Ok Om Bok là một trong những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer.
Lễ cúng trăng được xem là lễ chính trong Lễ hội Ok Om Bok. Ngoài lễ cúng trăng, người Khmer còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí khác. Lễ thường diễn ra trong khuôn viên chùa, từng nhà dân hay tập trung tổ chức ở một nơi rộng rãi. Theo 1 số tài liệu nghiên cứu về lễ hội này thì để chuẩn bị cho lễ cúng trăng, người Khmer thường làm 1 chiếc cổng bằng tre có trang trí hoa lá, trên cổng giăng 1 dây trầu gồm 12 lá trầu cuốn tròn (tượng trưng cho 12 tháng trong năm) và 1 dây cau gồm 7 trái chẻ vỏ ra như 2 cánh con ong (tượng trưng cho 7 ngày trong tuần).
Hoạt động đua thuyền diễn ra sôi nổi trong lễ hội Ok Om Bok ở Sóc Trăng
Ngày nay, lễ cúng đơn giản hơn, chỉ cần đem một cái bàn và bày lên đó các lễ vật cúng như cốm dẹp, dừa tươi, chuối, khoai lang, bánh kẹo và trái cây… Vào buổi tối, sau khi bày mâm lễ xong xuôi, mọi người cùng tập trung chắp tay quay về phía Mặt Trăng để chờ làm lễ. Khi Mặt Trăng tỏa sáng trên cao thì đốt nhang đèn, rót trà, mời vị sư làm chủ lễ. Sau khi hành lễ, cúng bái và cầu nguyện, vị sư này sẽ cho cốm dẹp và các đồ cúng khác mỗi thứ 1 ít vào miệng trẻ nhỏ, vỗ nhẹ vào lưng và hỏi ước muốn điều gì.
Người khmer quan niệm rằng ước muốn của trẻ con sẽ là niềm tin và động lực cho người lớn làm việc trong năm tới. Đó là các tục lễ thường diễn ra trong lễ hội Ok Om Bok. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng - Cồn Lân - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - Vườn Trái Cây - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu Giá Từ
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn - Chợ nổi - Cồn Sơn - Rừng tràm Trà Sư
Sau nghi lễ cúng trăng cũng là lúc các hoạt động “phần hội” được bắt đầu. Mọi người cùng ca hát, vui chơi và tổ chức hội đua ghe ngo. Đây được xem là nghi thức truyền thống của người Khmer nhằm tiễn đưa thần nước sau vụ mùa gieo trồng về với biển cả. Nghi thức này còn thể hiện quan niệm tôn giáo rằng thần rắn Nagar ngày xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông.
Người ta chọn thanh niên trai tráng khỏe mạnh để tham dự cuộc đua. Mỗi ghe ngo có từ 52 đến 54 chỗ ngồi (gồm người chỉ huy và người chơi). Ghe ngo được xem là tài sản quý của mỗi phum sóc, mỗi năm chỉ được đưa xuống nước 1 lần vào dịp lễ hội Ok Om bok. Lễ hội Ok Om Bok vui nhộn nhất chính là lúc diễn ra hội đua ghe ngo.
Đua ghe ngo trong lễ hội Ok Om Bok
Người tham dự không chỉ là người dân mà còn có cả du khách đến tham quan. Tiếng reo hò cổ vũ càng làm náo nhiệt thêm không khí lễ hội Ok Om Bok. Ngoài đua ghe ngo “phần hội” của lễ hội Ok Om Bok còn có nhiều hoạt động khác như chơi cờ ốc, bi sắt, múa Răm-Vông, thả đèn nước...
5. Lễ Cholchnam Thmay
Lễ Cholchnam Thmay là Tết cổ truyền của người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ diễn ra vào năm mới nên còn gọi là “Lễ chịu tuổi”. Lễ tính theo Phật lịch, kéo dài 3 ngày và thường diễn ra trong khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm (Tức vào khoảng 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch. Nếu năm nào rơi đúng vào năm nhuận thì ngày bắt đầu của lễ hội lùi lại 1 ngày).
Đây là một trong những lễ hộ được cư dân Khmer ở các tỉnh như Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh chờ đón nhất. Thời gian này, khi mọi việc đồng áng xong xuôi, người dân rảnh rỗi nên thỏa sức vui chơi, ăn tết. Nhà nào cũng có bánh ngọt, bánh tét, hoa quả và hương đèn dâng lên chùa lễ Phật. Lễ Cholchnam Thmay có các nghi thức quan trọng thường diễn ra trong chùa. Cholchnam Thmay cũng được xem là lễ hội độc đáo ở miền Tây.
Lễ hội Cholchnam Thmay được cư dân các tỉnh như Sóc Trăng, An Giang và Trà Vinh chờ đón
Trước đó, vào đêm Giao thừa, người Khmer cũng có làm lễ tiễn đưa vị thần Têvôđa năm cũ và rước vị thần Têvôđa năm mới về. Theo người Khmer, thần Têvôđa là một vị tiên do Trời sai xuống coi sóc dân chúng trong vòng 1 năm. Và cứ vào mỗi năm mới thì lại thay thế bởi một vị thần Têvôđa khác. Người Khmer cũng xem thời khắc Giao thừa là ngày lành, tháng tốt, thời khắc tốt nhất trong năm.
Giống như Tết Nguyên đán của cộng đồng người Kinh, lễ Cholchonam Thomay được xem là những ngày Tết, giữ được nhiều nét văn hóa tốt đẹp và thể hiện đậm đà tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người dân Khmer. Nếu du khách đi du lịch miền Tây vào dịp này, sẽ có cơ hội quan sát và tìm hiểu nhiều điều thú vị từ lễ hội. Lễ gồm 3 ngày gồm ngày thứ nhất gọi là ngày "Chôl Sangkran Thmây", ngày thứ hai gọi là "Wonbơt" và ngày cuối gọi là ngày "Lơn Săk".
Ngày 1 mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Sangkran. Buổi tối, trai gái trong phum, sóc tụ tập về sân chùa, tham gia các sinh hoạt vui chơi giải trí, múa dù-kê, rồ-băm, múa lâm-thôl, thả đèn gió... Ngày thứ 2, mọi người làm lễ dâng cơm các sư sãi ở chùa.
Ngày thứ 2 trong lễ hội, mọi người dân cơm cho các sư sãi trong chùa
Buổi chiều, người ta tổ chức làm lễ đắp núi cát. Ai cũng tìm cho mình nắm cát sạch đem đến chùa đổ thành đống quanh đền thờ Phật, bên ngoài hành lang trước sân chùa. Sau đó là phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thể. Toàn bộ nghi lễ này người Khmer gọi là Anisong Puôn Phnom khsach nghĩa là "Phúc duyên đắp núi cát". Tập tục này hiện nay vẫn còn lưu giữ.
Ngày thứ 3 là ngày lễ tắm sư. Người ta dùng nước tinh khiết có ướp nước hoa cùng nhang đèn cúng Phật, sau đó dùng nhành hoa vẫy những giọt nước lên tượng Phật. Lễ xong thì người ta tiến hành tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Sau đó là đến các ngôi tháp có chôn hài cốt, các nghĩa trang để làm lễ cầu siêu cho các vong linh đã mất. Cuối cùng là lễ tắm tượng Phật tại gia. Sau ba ngày lễ tết, mọi sinh hoạt của đều trở lại bình thường và người Khmer lại bước vào một mùa vụ mới.
Ngày thứ 3 là ngày lễ tắm sư
6. Lễ Tống Ôn - Tống Gió ở Nam Bộ
Tống ôn – Tống gió là một tục lễ có từ rất lâu đời ở vùng đất Nam Bộ. Ngày trước, vào buổi đầu khai hoang lập địa, vùng đất này còn hoang sơ, nhiều đầm lầy, ao tù nước đọng, ruồi muỗi, rắn rết khắp nơi… chính vì thế có nhiều dịch bệnh lây lan và gây hại cho con người. Trước cảnh đó, người dân Nam Bộ xưa kia nghĩ là cho ma quỷ, những người “khuất mặt khuất mày” gây nên.
Do vậy, họ làm lễ cầu cúng các vị ấy, mong bình an đến với gia đình và làng xóm. Lễ tống ôn – tống gió từ đó ra đời. Lễ này gắn liền với các nghi thức trai đàn, cúng cô hồn và các tục lệ ở những miền nông thôn Nam Bộ. Người dân gian Nam Bộ thường dùng cụm từ “trúng gió” để chỉ tác hại của những cơn gió độc gây nên.
Tưng bừng lễ tống ôn - tống gió ở miền Tây Nam Bộ
Nghĩa đen của từ “tống ôn – tống gió” chính là tống tiễn, xua đi những ôn dịch, tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người. Nghĩa bóng là tống khứ đi những gì xui rủi để mong đón nhận những điều bình an, tốt đẹp trong thời gian tới.
Để chuẩn bị lễ Tống ôn – Tống gió, người ta đã chuẩn bị sẵn đồ vật cúng thần trước, đem vật phẩm đến các cơ sở thờ tự để làm lễ ra mắt thần và để cho thần chứng giám. Người ta làm 1 chiếc thuyền và bày biện trên đó các vật thờ cúng rồi để giữa sân nơi thờ tự, ngay gian chính điện, mặt hướng ra sân. Đến giờ hành lễ, người phụ trách hành lễ sẽ thắp nhang khấn vái các vị thần, sau đó đoàn lân múa trình lễ. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Nhà Cổ Ông Kiệt - Thánh Thất Cái Bè - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Cồn Sơn - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu Giá Từ
VF11:Tour MIỆT VƯỜN - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Long Xuyên
Sau đó người ta cho 4 thanh niên khiêng chiếc thuyền đưa lên xe tuần hành qua các khu phố. Dẫn đầu đoàn là người phụ trách chỉ huy cuộc lễ, đoàn lân đi sau, thuyền tống ôn – tống gió và cuối cùng là chiếc xe ba gác để các vật phẩm người dân cúng tế. Vào ngày diễn ra lễ hội, các khu phố có đoàn diễu hành đi qua đều trở nên nhộn nhịp.
Nhà nào cũng đặt một bàn cúng phía trước gồm có bánh men, gạo, muối và tiền. Cạnh đó là cái cà ràng đỏ rực lửa được gia chủ cho vài nắm muối hột vào nổ đôm đốp. Khi đoàn diễu hành đi qua, họ lấy tiền, gạo, muối… và vòng trở lại đền để làm lễ cáo yết thánh thần chuẩn bị hạ thủy thuyền tống ôn – tống gió. Đến giờ, đoàn lại đưa thuyền tống ôn – tống gió ra sông, đặt lên 1 chiếc ghe.
Mọi người đặt thuyền tống ôn - tống gió lên 1 chiếc ghe
Đến ngã 3 sông, người ta để 1 ít tiền lẻ, bánh, gạo, muối, thịt heo hoặc gà, vài lá bùa rồi thả thuyền trôi theo dòng nước. Việc làm này có nghĩa là tống đi những thứ xui rủi vào một nơi vô định nào đó.
Ngày nay, lễ này ít còn được phổ biến như trước nhưng nhiều địa phương ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An vẫn còn tổ chức, tuy nhiên việc tổ chức không đồng nhất. Có nơi chọn ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch, có nơi là ngày 5 tháng 5 âm lich, cũng có nơi chọn ngày 15 tháng 7 âm lịch, và đa số các nơi chọn ngày 19 tháng Giêng âm lịch.
Cùng chung mục đích nhưng quan niệm khác nhau nên chọn ngày làm lễ cũng khác, giờ cúng cũng khác. Có nơi chọn đêm khuya, có nơi chọn 12h (đúng ngọ), có nơi lại chọn lúc 6 giờ chiều. Tuy vậy, điểm chung duy nhất là lễ thường diễn ra ở các nơi thờ tự như đền, chùa, miếu v.v.. Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ - Sài Gòn Giá Từ
VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ)
7. Lễ Đôn ta (Lễ Dolta)
Dolta có nghĩa là cúng ông bà. Người Khmer tổ chức lễ Dolta nhằm cầu phước cho các linh hồn đã khuất. Lễ này được xem là lễ cúng ông bà tổ tiên của cộng đồng người Khmer, được tổ chức vào 29/8 đến 01/9 âm lịch hàng năm. Lễ Dolta là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer.
Lễ Đôn Ta được biết là lễ hội lớn nhất trong năm của người khmer Nam Bộ
Lễ có ý nghĩa giống như lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân”. Lễ này được tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân. Lễ còn nhằm mục đích tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống.
Lễ Dolta thường diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất, tất cả các gia đình dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ và dọn lên 4 chén cơm ngon. Sau đó họ đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cúng. Buổi này gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều họ vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa, nhiều người nhảy múa các điệu múa truyền thống của người Khmer như múa dù-kê, múa Lâm-thol…
Mọi người vào chùa để nghe sư sãi tụng kinh lấy phước
Ngày thứ 2, họ lại cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và ở đó cho đến khi kết thúc.
Ngày thứ 3 mỗi gia đình chuẩn bị thức ăn, bánh trái để cúng ông bà và tiễn linh hồn họ ra đi. Buổi này gọi là cúng tiễn đưa. Khi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc. Vào dịp này, ở vùng núi Thất Sơn (Bảy Núi) còn diễn ra lễ hội đua bò truyền thống rất đông vui và nhộn nhịp. Lễ hội đua bò dịp Dolta thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Tưng bừng lễ hội đua bò dịp Dolta Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 2 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Khu Di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Bảo tàng Đồng Tháp - KDL Sinh Thái Gáo Giồng - Khu di tích Gò Tháp - KDL Đồng Sen Tháp Mười - Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông Giá Từ
VF162:Tour Du Lịch Đồng Tháp Mùa Nước Nổi 2 Ngày 1 Đêm
Ngoài 7 lễ hội trên, miền Tây Nam Bộ còn có rất nhiều lễ hội độc đáo mà Viet Fun Travel chưa giới thiệu hết. Trong những bài viết khác bàn luận về miền Tây, chúng tôi sẽ còn quay lại với đề tài này. Nếu bạn đọc và Quý khách còn biết thêm về những lễ hội độc đáo ở Miền Tây khác, mời chia sẻ với Viet Fun Travel để bài viết thêm phong phú, hấp dẫn.
Viet Fun Travel tổng hợp
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về "Bật mí" TOP 7 lễ hội văn hóa độc đáo ở miền Tây Nam Bộ
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.