Tìm hiểu lễ hội Sen Đôn Ta độc đáo của người Khmer Nam Bộ
- Fri, 27/09/2019
- 0 nhận xét
Đồng bào người Khmer là một trong những dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ. Với đời sống tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc cùng những lễ hội truyền thống đậm màu dân gian, Khmer là dân tộc ít người có nền văn hóa vô cùng độc đáo. Mỗi một năm cộng đồng người Khmer tổ chức rất nhiều lễ hội khác nhau trong đó, một trong những lễ hội tiêu biểu không thể không nhắc đến là lễ Sen Đôn Ta. Bài viết Tìm hiểu lễ hội Sen Đôn Ta của Viet Fun Travel sẽ mang lại cho du khách những thông tin về lễ hội độc đáo này.
-> Xem thêm: Lễ hội bà chúa Xứ Núi Sam ở Châu Đốc
Lễ hội này được gọi chính xác là Sene Đolta diễn ra từ ngày 29 tháng 8 đến mùng 1 tháng 9 âm lịch hằng năm. Đây được xem là lễ cúng ông bà của người Khmer. Sen Đôn Ta diễn ra là dịp để bà con Khmer tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố.
I. Nguồn gốc ra đời lễ hội Sen Đôn Ta
Theo những người Khmer xưa cho biết thì lễ hội Sen Đôn Ta có tới hai nguồn gốc ra đời. Nguồn gốc thứ nhất thì cho rằng: từ rất lâu đời người Khmer ở Nam Bộ sinh sống bằng nghề trồng lúa nước. Vụ mùa của người Khmer thường bắt đầu từ tháng 4 và đến đầu tháng 8 âm lịch, tuy nhiên thời gian này cũng là vào mùa mưa, nước lũ dâng lên.
Không thể ra đồng, bà con Khmer thường chuẩn bị quà bánh rồi chèo ghe xuồng đi thăm hỏi ông bà, cha mẹ. Vì nhà ông bà cha mẹ đôi lúc ở rất xa nên có khi họ phải đi vài ngày mới tới nơi. Vì thế, họ phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm để mang theo dùng trên đường đi.
Lễ hội Sen Đôn Ta của người Khmer
Khi đến nơi, có người thì vui mừng sum họp với ông bà cha mẹ, có người thì đau buồn chia ly vì một trong những người thân của mình đã mất nhưng vì đường sá xa xôi nên không hay biết.
Dần dần về sau những người con cháu đi thăm ông bà cha mẹ hẹn gặp nhau ở một chỗ nào đó để làm lễ nhớ ơn ông bà cha mẹ và chia buồn với người cùng cảnh ngộ. Từ đó hình thành lễ Sen Đôn Ta và tồn tại cho đến ngày nay.
Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Thánh thất Cái Bè - Cù lao Tân Phong - Chèo xuồng ba lá - Vườn trái cây - Đờn ca tài tử - Làng nghề truyền thống - Nhà Cổ Ông Kiệt - Sài Gòn Giá TừVF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây - Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Làng Nghề Truyền Thống - Nhà Cổ Ba Kiệt
Nguồn gốc ra đời thứ hai của lễ hội Sen Đôn Ta thì cho biết nó được bắt nguồn từ sự tích kinh điển Phật giáo. Chuyện kể rằng vào 1 đêm khuya, vị vua Ping-pis-sara bỗng nghe tiếng khóc lóc thảm thiết của ai đó van xin rằng “ hãy cho chúng tôi ăn uống với vì chúng tôi đang đói lắm”.
Lúc bấy giờ nhà vua triệu tập các nhà tiên tri đến để tìm ra nguyên nhân của sự việc. Các nhà tiên tri cho rằng đó là các linh hồn chết oan, không cha mẹ, không nhà cửa anh em, nay họ đến để xin ăn uống.
Sau khi biết được sự việc nhà vua lập tức cúng dường, dâng cơm cho các tu sĩ, nhờ ân đức và lời kinh của các vị này chuyền phước đến cho các vong linh đã khuất. Từ đó về sau, mỗi năm nhà vua lại cho thỉnh mời chư tăng đến để làm lễ hồi hướng cho những người quá cố. Lễ hội Sen Đôn Ta được ra đời từ đó và truyền lại cho người dân Khmer Nam Bộ cho đến ngày nay.
II. Lễ hội Sen Đôn Ta diễn ra nhằm mục đích gì?
Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel thì dân tộc Khmer có phong tục tập quán là không có ngày giỗ kỵ hàng năm cho người đã chết. Đặc biệt đối với người Khmer thì việc thờ cúng tổ tiên không quan trọng bởi họ quan niệm “chết là hết” không có bất kì sự liên kết nào giữa người còn sống và người đã chết.
Sen Đôn Ta là dịp để bà con Khmer tưởng nhớ ông bà cha mẹ
Người Khmer cho rằng tổ tiên sẽ không phù hộ cho họ được những điều mong muốn nên họ tổ chức lễ này nhằm mục đích tưởng nhớ cầu phước cho vong linh những người đã khuất. Khác biệt với người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác, người Khmer sẽ không cầu nguyện van vái ở người chết bất cứ một mong muốn nào.
Cũng vì thế mà thay vì cúng giỗ hằng năm trong từng gia đình như người Kinh thì người Khmer lại tổ chức thành một lễ cúng chung cho toàn dân tộc gọi là lễ Sen Đôn Ta.
-> Tham khảo thêm: Những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ
III. Lễ hội Sen Đôn Ta diễn ra trong mấy ngày?
Theo truyền thống từ xưa thì lễ cúng ông bà cha mẹ của người Khmer sẽ diễn ra trong ba ngày:
1. Ngày thứ nhất được gọi ngày cúng tiếp đón
Vào ngày này, bà con Khmer sẽ dọn dẹp nhà cửa cho khang trang đồng thời cũng lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, họ sẽ chuẩn bị một mâm cơm có bánh trái và rượu trà dọn lên rồi mời các thành viên trong gia đình đốt nhang, khấn vái mời linh hồn ông bà những người quá cố về dự ăn uống cùng con cháu.
Các sư sãi đang tụng kinh cầu siêu cho những người đã khuất
Đến chiều ngày thứ nhất những người trong gia đình sẽ ăn mặc tươm tất tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng tổ tiên rồi mời linh hồn những người đã khuất cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối.
Ngoài ra trong ngày này mọi người sẽ lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho những người quá cố. Sau đó sẽ đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong linh cô đơn, không có con cháu. Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ - Sài Gòn Giá Từ
VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ)
2. Ngày thứ hai là ngày cúng chính
Ngày thứ hai là ngày mà bà con Khmer phải chuẩn bị một mâm cơm cùng bánh, trái mang vào chùa để tổ chức cúng tập thể. Sau khi được các vị sư tụng kinh cầu siêu cho tất cả các linh hồn những người đã khuất thì bà con Khmer trong phum sóc sẽ cùng ăn nhau ăn uống trao đổi kinh nghiệm công việc đồng áng và vui chơi tại chùa.
Đến chiều ngày thứ hai bà con Khmer sẽ rước ông bà về nhà, làm một mâm cơm mới cúng tổ tiên và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.
Ngày cúng chính trong lễ hội Sen Đôn Ta
3. Ngày thứ ba hay ngày cúng tiễn
Vào ngày này mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm sau đó mời vài vị sư sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu để tiễn đưa linh hồn những người quá cố.
Hình ảnh người Khmer thả thuyền bẹ chuối
-> Tham khảo và đặt ngay những Tour Miền Tây chất lượng do Viet Fun Travel tổ chức.
Đặc biệt trong ngày cúng tiễn người Khmer phải chuẩn bị lễ vật cho ông bà và những người thân quá cố gồm một chiếc thuyền bằng bẹ chuối và các thức cúng mọi thứ một ít. Thuyền bè chuối phải được gắn hai cờ phướn và hai hình nộm. Các thức cúng gồm có gói gạo, muối, quần áo, tiền, vàng mã.
Sau đó họ sẽ tiến hành thắp nhang, đèn rồi mang thuyền thả dưới dòng sông, kênh rạch gần nhà để đưa ông bà và những người đã khuất về lại thế giới bên kia.
Ngày nay, lễ hội Sen Đôn Ta không còn diễn ra trong ba ngày như xưa mà chỉ còn một ngày hoặc nhập chung với lễ đặt cơm vắt nhưng vẫn dùng từ Sen Đôn Ta để làm tên gọi.
Bên cạnh đó, hằng năm trong dịp lễ Sen Đôn Ta thì cộng đồng người dân Khmer An Giang có tổ chức lễ hội đua bò ở chùa Thamit (Vĩnh Trung, Tịnh Biên) hoặc ở chùa Tà Miệt (Lương Phi, Tri Tôn) thuộc vùng Bảy Núi. Lễ hội đua bò Bảy Núi là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của người Khmer ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Khởi hành:Hằng Ngày (Từ 7h00 - 17h30) Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Cái Bè - KDL Vinh Sang - Cưỡi Đà Điểu - Tát Mương Bắt Cá - Tắm Sông Cổ Chiên Giá Từ
VF07:Tour Miền Tây 1 Ngày (Chợ Nổi Cái Bè - Kdl Vinh Sang )
Lễ Sen Đôn Ta là một trong những lễ hội đặc sắc của bà con người Khmer Nam Bộ. Đây là dịp để người Khmer tỏ lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và những người quá cố. Ngày nay Sen Đôn Ta đã trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu góp phần tạo nên nền văn hóa đa sắc màu của người Việt. Hi vọng qua bài viết mà Viet Fun Travel vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp du khách có cái nhìn bao quát nhất về lễ hội độc đáo này.
Viet Fun Travel
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Tìm hiểu lễ hội Sen Đôn Ta độc đáo của người Khmer Nam Bộ
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.