"Tất tần tật" Top 10 món ăn vặt Miền Tây được lòng du khách nhất
- Tue, 17/09/2019
- 0 nhận xét
Nhắc đến địa danh miền Tây là người ta sẽ nghĩ đến những con kênh hiền hòa, những cánh đồng lúa mênh mông, những con người chân quê mộc mạc và đặc biệt là người ta sẽ nghĩ đến những món bánh, món ăn vặt “ngon khó cưỡng”. Bài viết sau đây của Viet Fun Travel sẽ là hành trình khám phá thế giới ẩm thực miền Tây với 10 món ăn vặt được lòng du khách nhất.
-> Xem thêm: 16 loại bánh ngon, nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ
1. Bánh cam
Nếu du khách là người miền Tây thì chắc chắn sẽ không còn lạ lẫm với món bánh dân dã này. Chiếc bánh bọc đường với vỏ giòn dai bên trong nhân đậu xanh thơm bùi, ngọt ngào gợi nhớ về những năm tháng tuổi thơ làng quê yên bình.
Sở dĩ người ta gọi là bánh cam vì nó có hình dáng tròn tròn như trái cam và cũng bởi vì nó có màu cam đẹp mắt nên người ta gọi như vậy cho dễ hiểu.
Bánh cam thơm ngon, hấp dẫn, là đặc sản được nhiều người yêu thích ở Miền Tây
Vỏ bánh cam được làm từ bột gạo, bột nếp và một ít khoai lang nên ăn vào không ngán lại dẻo dai. Nhân bánh là đậu xanh xay nhuyễn trộn với đường cát vàng. Sau khi chiên với dầu, bánh được phủ một lớp đường vàng óng và một ít mè tạo hương thơm và mùi vị đặc trưng.
Ngoài ra, bánh cam thường được ăn chung là bánh còng. Bánh còng có nguyên liệu giống như bánh cam, chỉ khác ở chỗ là bánh còng không có nhân và được nặn thành hình vòng tròn.
2. Khoai mì hấp nước cốt dừa
Từ lâu, người dân miền Tây đã biết cách sáng tạo rất nhiều món ăn chơi hấp dẫn từ củ khoai mì. Củ khoai mì là tên gọi của người miền Nam, còn miền Bắc thì gọi đây là sắn. Cho dù được gọi với tên gọi gì thì những món ăn được chế biến từ khoai mì đều đem lại cảm giác thơm ngon hấp dẫn.
Trong số tất cả những món được làm từ loại củ này thì khoai mì hấp nước cốt dừa là món dễ làm nhất nhưng lại mang đến hương vị khó quên nhất.
Khoai mì hấp nước cốt dừa - món ăn ngon khó cưỡng ở miền Tây
Đằng sau lớp vỏ xù xì là lớp thịt trắng phau sau khi hấp chín sẽ chuyển sang màu hơi vàng được ăn kèm với nước cốt dừa và một ít muối mè. Khoai mì hấp là món ăn cơ bản giữ được hương vị tự nhiên nhất của khoai mì.
Cái vị dẻo của khoai mì hòa quyện với cái béo ngậy của nước cốt dừa, cái mặn mặn từ muối mè sẽ đem đến cảm giác ấn tượng với những ai lần đầu tiên nếm thử. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng - Cồn Lân - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - Vườn Trái Cây - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn - Chợ nổi - Cồn Sơn - Rừng tràm Trà Sư
3. Chuối chiên
Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, chuối chiên là món ăn vặt nóng hổi được mẹ hay làm trong những chiều mưa. Chuối chiên khá dễ làm lại không tốn nhiều thời gian vì vậy mà thường được các bà nội trợ chế biến trong lúc nhàn rỗi.
Nguyên liệu chính của món này là chuối, bột gạo và bột mì. Người ta thường nhúng chuối vào bột rồi thả vào chảo dầu sôi. Đến khi bánh chuyển sang màu vàng ruộm là chín, vớt ra để ráo dầu là thưởng thức.
Chuối chiên là món mà hầu như người miền Tây nào cũng đều thưởng thức qua
Lớp vỏ chuối bên ngoài giòn rụm, tỏa hương thơm lừng. Cắn một miếng, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của miếng chuối tươi ngon đầy hấp dẫn.
Ngày nay, chuối chiên được bày bán ở hầu hết các khu chợ quê như một món ăn chơi quen thuộc. Nếu có dịp đến với miền Tây thì du khách đừng quên tìm mua thưởng thức món này.
4. Bánh bò thốt nốt
Nếu như nói đến vùng đất miền Tây mà bỏ qua món bánh bò thốt nốt thì coi như là một thiếu sót lớn. Cũng giống như những món ăn vặt khác nhưng món bánh này lại có sức hấp dẫn đặc biệt níu chân được những người lữ khách trở lại.
Bánh bò thốt nốt nổi tiếng và ngon nhất là ở vùng Châu Đốc – An Giang. Từ trái thốt nốt, mật cây thốt nốt mà người dân nơi đây đã sáng tạo được một loại bánh mang đến vị ngọt ngào đậm đà.
Bánh bò thốt nốt - đặc sản nổi tiếng vùng 7 núi An Giang
Để có một chiếc bánh bò thốt nốt ngon, người dân thường sử dụng gạo nàng Nhen để làm bột kết hợp với những nguyên liệu đặc trưng như: đường thốt nốt, cơm rượu, nước cốt dừa.
Chiếc bánh bò sau khi hấp xong sẽ có màu vàng ươm bắt mắt, bánh nở phồng xốp ăn vào lạ miệng nhưng khó quên. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng hổi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của thốt nốt, tất cả chứa đựng những tinh túy của người dân xứ sở An Giang. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Nhà Cổ Ông Kiệt - Thánh Thất Cái Bè - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Cồn Sơn - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu
VF11:Tour MIỆT VƯỜN - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Long Xuyên
5. Bánh da lợn
Bánh da lợn là loại bánh được làm từ bột năng, đường trắng, lá dứa và một số nguyên liệu khác. Đây là món ăn vặt dân dã của nhiều đứa trẻ và người dân miền Tây Nam Bộ.
Nhân bánh thường được làm từ khoai môn hấp chín xay nhuyễn, bột gạo và đường. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn xay sầu riêng trộn chung với nhân bánh để tạo mùi vị hấp dẫn hơn.
Món Bánh da lợn nhìn là ghiện
Bánh da lợn dùng bột và màu thực vật để làm là chủ yếu. Một chiếc bánh sẽ được đổ thành nhiều tầng, mỗi tầng bánh đều có màu sắc đẹp mắt khác nhau.
Với hương vị ngọt lịm quyện chặt vào từng miếng bánh, bánh da lợn của người miền Tây đã trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi, trở thành một trong những món ăn vặt đường phố mang đến mùi vị hấp dẫn bất ngờ.
-> Tham khảo thêm: Đi du lịch Miền Tây nên mua đặc sản gì làm quà?
6. Bánh tằm khoai mì
Món bánh tằm với vị dẻo bùi từ khoai mì thơm phức nước cốt dừa là một trong những đặc sản miền sông nước gắn liền với tuổi thơ của người dân miền Tây.
Sở dĩ được gọi là bánh tằm vì nó có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm. Bánh thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá dứa, màu tím lá cẩm, màu trắng, màu vàng khoai mì…
Bánh tằm khoai mì trông ngon và bắt mắt vô cùng
Nguyên liệu để làm món tằm khoai mì hết sức dân dã bao gồm: khoai mì, bột năng, dừa, màu thực vật, nước cốt dừa. Cách làm món bánh này cũng hết sức đơn giản, dễ làm không tốn nhiều thời gian, ăn lại lạ miệng nên được rất nhiều người ưa thích.
Bánh tằm khoai mì cũng như các loại bánh làm từ khoai mì khác đều có vị ngọt bùi của khoai mì. Khi ăn, người ta thường cho thêm muối mè rang chín, đường trắng hoặc nước cốt dừa làm tăng thêm tính hấp dẫn cho món ăn.
7. Bánh đúc lá dứa
Chỉ là sự kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, dừa nạo và đậu phộng nhưng bánh đúc lá dứa lại mang đến cho người thưởng thức cái vị ngọt lịm dân dã đặc trưng.
Được xem là món ăn đặc sản của miền đồng bằng châu thổ, bánh đúc có màu xanh đẹp mắt từ lá dứa thường được ăn kèm với nước cốt dừa, một ít đậu phộng và mè rang. Với những ai lần đầu thưởng thức sẽ không khỏi thích thú trước độ dẻo dẻo, dai dai, ngan ngát mùi lá dứa mà thứ bánh này mang lại.
Bánh đúc lá dứa - món bánh ngọt được yêu thích ở miền Tây Nam Bộ
Bánh đúc miền Tây đặc biệt hơn những chỗ khác là vì trong quá trình khuấy bột, người dân sáng tạo cho thêm một ít nước cốt lá dứa cho màu bánh xanh lại có mùi thơm thoang thoảng. Bánh đúc không khó làm nhưng để có một mẻ bánh ngon bí quyết nằm ở chỗ trong lúc chế biến, người làm phải biết canh lửa và khuấy bột cho thật đều tay.
Ở quê, bánh đúc là loại bánh được dùng để ăn chơi vào bữa sáng hay xế xế, không gây cảm giác no nên được rất nhiều người yêu thích. Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ - Sài Gòn
VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ)
8. Bánh chuối hấp
Cũng là một loại bánh được chế biến từ chuối nhưng bánh chuối hấp lại có hương vị hoàn toàn khác so với chuối chiên. Nếu như chuối chiên mang đến cái vị giòn giòn thì bánh chuối hấp lại cho người ăn cảm nhận cái mềm mịn, ngọt ngào.
Bánh chuối hấp là sự kết hợp hài hòa của hai loại nguyên liệu dân dã: chuối và bột năng. Chuối được cắt lát hòa trộn với bột năng rồi đem đi hấp, bánh thường được ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy.
Bánh chuối hấp ngon
Những ai đã từng thử qua bánh chuối hấp đều không thể kìm lòng trước hương thơm quyến rũ của món bánh hấp dẫn này. Miếng chuối được phủ một lớp bột năng dẻo, khi ăn vào có cảm giác rất lạ miệng.
Từ cái vị dai dai của bột năng kết hợp với độ ngọt thanh từ chuối thêm một tí beo béo của nước cốt dừa, tổng thể tạo nên một món ăn vặt nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng lại rất thơm ngon. Khởi hành:Thứ 7 Hàng Tuần (Từ 05:15 Sáng) Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Viếng 4 Ngôi Chùa Linh Thiêng - Miếu Bà Chúa Xứ - Tây An Cổ Tự - Lăng Thoại Ngọc Hầu - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Chợ Tịnh Biên - Biển Mũi Nai - Lăng Mạc Cửu - Phù Dung Cổ Tự - Hòn Chông - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn
VF13:Tour miền Tây (4N3Đ) | Châu Đốc - Tri Tôn - Tịnh Biên - Hà Tiên - Cần Thơ | Hành Hương & Thắng Cảnh
9. Bánh lá mơ
Không mang đến màu sắc đẹp đẽ như những loại bánh khác nhưng bánh lá mơ lại có hương vị độc đáo không trộn lẫn. Bánh được làm từ ba nguyên liệu chính là: bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Bánh lá mơ còn được người dân miền Tây gọi là bánh lá mít, bánh nắn lá, bánh lá…
Bánh lá mơ được làm khá đơn giản, gạo được xay chung với lá mơ rồi nắn thành hình dẹp hấp cách thủy. Bánh sau khi hấp chín có màu xanh đậm, thường được ăn kèm với nước cốt dừa ngọt.
Bánh lá mơ - món ăn ngon khó cưỡng ở miền Tây
Bánh lá mơ bình dị, mộc mạc nhưng lại khác lạ trong cái dai dai nhai lạ miệng. Nếu lần đầu thưởng thức, mùi lá mơ đặc trưng hơi hăng hắc khó ăn nhưng khi đã quen thì chính cái hương vị ấy lại hấp dẫn người thưởng thức. Đôi khi người ta còn cho thêm ít đậu phộng rang vào làm tăng tính hấp dẫn cho món ăn.
Hiện nay, không chỉ là món quà vặt rất được ưa thích của trẻ nhỏ, bánh lá mơ còn là một trong những món bánh đặc sản “nức tiếng” ở miền Tây. Khởi hành:Thứ 7 (Từ 5:15 Sáng) Thời gian: 6 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Châu Đốc - Hà Tiên - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ - Sài Gòn
VF14:Tour Châu Đốc - Hà Tiên - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ 6 Ngày
10. Bánh ống lá dứa
Bánh ống lá dứa thực chất là loại bánh đặc biệt của người Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Dần dần về sau nhờ có hương vị thơm ngon mà nổi tiếng trở thành món ăn vặt hấp dẫn của miền Tây.
Bánh ống có màu xanh ngọc của lá dứa, lớp bột khoai mì vụn nhỏ trộn với bột gạo nếp và xác dừa nạo theo tỉ lệ thích hợp.
Đặc sản bánh ống lá dứa ở miền Tây Nam Bộ
Cách làm bánh cũng khá lạ bằng việc sử dụng lò hơi và khuôn đổ bánh hình ống. Chỉ cần đổ bột tơi xốp vào cái ống với que tre đặt ở giữa, chừng vài phút bánh đã chín, rút ra nóng hổi và có màu xanh thật đẹp mắt.
Bánh ống lá dứa ngon nhất là khi ăn nóng, khi đó vị béo ngậy từ dừa nạo hòa lẫn với phần bột bánh và muối mè kèm thêm mùi thơm thoang thoảng của lá dứa.
-> Nên xem: "tất tần tật" 22 món ăn miền Tây Nam Bộ ngon "miễn chê"
Vậy là Viet Fun Travel đã giúp du khách tìm hiểu qua Top 10 món ăn vặt miền Tây hấp dẫn nhất. Hi vọng với những thông tin được chia sẻ qua bài viết trên đây sẽ giúp du khách lựa chọn được những món ăn vặt ngon để thưởng thức trong hành trình du lịch miền Tây sắp tới của mình!
Viet Fun Travel
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về "Tất tần tật" Top 10 món ăn vặt Miền Tây được lòng du khách nhất
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.