Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Về Đồng Tháp ghé thăm làng thớt Định An

  • 0 nhận xét
  • Về Đồng Tháp ghé thăm làng thớt Định An
    4.6/5 sao 5 lượt

Hàng loạt những chiếc thớt gỗ tròn, nhiều kích cỡ được phơi dọc các tuyến đường là một hình ảnh rất đẹp mắt khi quý khách đi qua địa phận xã Định An, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Đây là làng nghề “cha truyền con nối” có truyền thống hơn 70 năm tuổi nổi tiếng khắp cả nước. Khung cảnh thiên nhiên yên bình, khí hậu mát mẻ nơi đây sẽ là điểm du lịch xanh kết hợp tham quan làng nghề mà quý khách không nên bỏ qua khi có dịp về Đồng Tháp.

Viet Fun Travel kính mời quý khách cùng về Định An tìm hiểu về văn hóa làng nghề đặc biệt này nhé!

-> Bài viết liên quan: Tham quan khu du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Tràm Chim Đồng Tháp

1. Đôi nét về du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu bồi đắp theo năm tháng, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước, dồi dào các loại nông thủy sản.  

Đến với Đồng Tháp, du khách có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp của những con kênh hiền hòa, những cánh đồng bạt ngàn lúa và hồ sen thơm mát, được thưởng thức vô vàn các món ăn ngon đặc sắc của miền Tây sông nước.

Đồng Tháp là nơi du khách được đến thăm những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp vùng như khu Di tích Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu Di tích Gò Tháp, Vườn Quốc Gia Tràm Chim - Tam Nông, Khu Di tích Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh...

lang thot dinh an o dong thap
Đồng Tháp nổi tiếng với các làng nghề thủ công

Ngoài ra, ở Đồng Tháp còn có nhiều làng nghề có truyền thống lâu đời như làng chiếu Định Yên, làng hoa Sa Đéc, làng thớt Định An... Vùng Đồng Tháp là nơi lý tưởng cho những ai muốn trốn khỏi phố thị xô bồ và thưởng ngoạn khung cảnh thanh bình với đời sống thôn quê dân dã.

Đồng Tháp có khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa nên quý khách đi chơi vào mùa nào cũng được. Tuy nhiên, vào mùa nước nổi cảnh quan thiên nhiên sẽ đẹp hơn, bật lên được nét độc đáo của vùng quê sông nước. Đồng thời, quý khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của Đồng Tháp vào mùa này.

Mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Quý khách hãy lên kế hoạch thật chi tiết cho chuyến đi của mình để trải nghiệm được nhiều điều thú vị về Đồng Tháp nhé.

-> Các bạn có biết: Đi du lịch Đồng Tháp có gì chơi?

2. Đặc sắc làng thớt Định An

Làng thớt Định An thuộc ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò hoạt động quanh năm đến nay đã hơn 70 năm. Làng nghề phục vụ những miếng thớt, vật dụng hàng ngày không thể thiếu trong mỗi nhà bếp của người dân Việt Nam.

Nghề làm thớt ở Định An là một nghề cha truyền con nối, người dân hiện đang làm nghề cũng không biết chính xác thời gian xuất hiện của nghề. Người cao tuổi nhất cũng nói, họ sinh ra thì đã thấy người trong làng làm nghề này rồi.

lang thot dinh an o dong thap
Làng thớt Định An, Đồng Tháp có truyền thống hơn 70 năm

Khi đến đây tham quan, du khách lúc nào cũng sẽ nghe những âm thanh sôi nổi, hòa mình vào cảnh nhộn nhịp của những tiếng cưa, tiếng đục, tiếng vận hành máy, người thì kéo xe, người thì đang phơi thớt. Hiện tại, có 10 hộ đang duy trì theo nghề để cung cấp thớt đi khắp vùng.

Dù công việc khá vất vả nhưng người dân Định An vẫn gắn bó với nghề làm thớt bởi đây là nghề vừa tạo ra thu nhập vừa là nghề truyền thống cần được gìn giữ của cha ông để lại.

Tour Du Lịch Vườn Cò Sa Đéc Vinh Sang 3 Ngày 2 Đêm

VF334:Tour Du Lịch Vườn Cò Sa Đéc Vinh Sang 3 Ngày 2 Đêm

Khởi hành:Hàng ngày

Thời gian: 3 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Sài Gòn – Cần Thơ – Vườn Cò - Chợ Nổi Cái Răng – Sa Đéc – Vinh Sang – Cái Bè – Sài Gòn

Giá Từ

3. Lịch sử hình thành làng nghề thớt Định An

Theo những người dân trong làng kể lại thì, từ xa xưa, người dân ở đây thường chuyên chở, mua bán hàng hóa, nông sản bằng ghe, xuồng đến các tỉnh ở xa. Khi trở về, họ thường mua lá lợp nhà, mua cây mù u - một loại gỗ rất chắc chắn thường mọc hoang ven sông để làm cột nhà, làm rui, làm mè…

Phần thừa gỗ mù u còn lại sau khi làm nhà, người dân ở đây cưa ra làm thớt để dùng. Dần dần, sản phẩm thớt nhiều hơn, người dân lại mang đi bán, đổi lấy gỗ, đồ dùng. Gỗ mù u là loại gỗ khá rẻ nhưng lại chắc chắn, khi dùng làm thớt băm chặt không lưu lại vết đen như các loại thớt khác. Lâu dần tiếng đồn vang xa, ai ai cũng đều biết nơi sản xuất thớt tại vùng Định An. Từ đó hình thành nên làng nghề truyền thống này.

Ban đầu, làng thớt Định An có đặc sản là thớt mù u. Nhưng, ngày nay do gỗ mù u ngày càng ít đi, người dân làm thêm các loại gỗ khác như xà cừ, xoài, mít, gừa, còng, me… cũng có chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng. Thớt Định An vẫn duy trì sự nổi tiếng từ xa xưa.

lang thot dinh an o dong thap
Sản phẩm thớt Định An nổi tiếng gần xa

Hằng năm, cứ vào mùa con nước ròng hay còn gọi mùa nước nổi khoảng tháng 9 âm lịch, xã Định An lại bắt đầu nhộn nhịp hơn những ngày thường. Những tiếng cưa, tiếng đục, tiếng máy, tiếng nói cười của người dân làm nghề thớt làm cho vùng quê này như có thêm một nhịp sống mới. Đây là thời điểm tất bật nhất trong năm để chuẩn bị hàng cho dịp Tết Nguyên Đán.

Trung bình một ngày một gia đình ở Định An sản xuất được 200 cái thớt. Nhưng vào đợt cao điểm như giáp Tết, nhu cầu của người dân sử dụng thớt tăng cao thì năng suất được đẩy mạnh có thể lên đến 1.000 chiếc. Nếu quý khách đến thăm làng nghề vào đúng dịp này thì sẽ cảm nhận được không khí hối hả hơn ở một khung cảnh làng nghề thủ công truyền thống.

-> Nên xem: TOP những địa điểm du lịch đẹp ở Đồng Tháp

4. Đặc sản thớt mù u

Kể về nghề làm thớt gỗ, các chủ xưởng chia sẻ ở đây có đặc sản thớt bằng gỗ mù u danh tiếng, làm nên tên tuổi của làng nghề. Ngày xưa, cả làng có hơn chục hộ làm thớt thì hầu hết sản phẩm là thớt mù u. Vì cây mù u mọc nhiều ở miền Tây, chủ yếu là mọc hoang ven sông, ven kênh nhưng khu vực giáp mặt nước. Vì thế gỗ mù u rất rẻ nhưng do cây sinh trưởng chậm, gỗ rất cứng và bền phù hợp với việc làm thớt. 

Những chiếc thớt bằng gỗ mù u có độ bền cực cao, tương đương với gỗ nghiến. Tuy nhiên, vì gỗ cứng, chắc chắn nên việc sản xuất khó khăn hơn. Một xưởng thớt có bốn năm người, một ngày chỉ làm được hơn chục chiếc thớt mù u mà thôi. Bây giờ, phần vì nhu cầu thị trường, phần vì cây mù u to không còn nhiều nên thớt chủ yếu làm bằng gỗ mít, xà cừ, tràm hay gỗ xoài. Những ai đặt trước thì các trại thớt mới làm bằng gỗ mù u.

Tour Du Lịch Mỹ Tho - Cao Lãnh 2 Ngày 1 Đêm

VF420:Tour Du Lịch Mỹ Tho - Cao Lãnh 2 Ngày 1 Đêm

Thời gian: 2 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cao Lãnh - Sài Gòn

Giá Từ

5. Công phu làm thớt ở Định An

Theo những người có kinh nghiệm trong làng nghề thớt, để có một chiếc thớt bền đẹp người thợ phải phải thực hiện nhiều công đoạn. Đầu tiên là phải chọn được loại cây gỗ già, đem sấy hết nhựa mang ra cắt thành từng miếng rồi tiếp tục phơi nắng để không bị mốc.

Muốn có một cái thớt có độ bền cao, không bị vỡ, bục khi sử dụng thì người thợ phải cắt gọt sao cho độ dày, độ tròn độ rộng của thớt phải cân đối. Kỹ thuật này yêu cầu người phải có kinh nghiệm làm nghề lâu năm mới có được.

Trước đây, tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, dùng sức người, sau này nhờ có máy móc nên công việc thực hiện nhanh hơn như cắt khúc bằng máy cưa, lộng tròn bằng cưa lộng. Và từ đó, sản lượng cũng tăng gấp nhiều lần.

Ở đây đàn ông thì cưa, đục, cắt còn phụ nữ thì chà nhám, phơi phiến. Có một công đoạn nhất định phải làm thủ công là gọt láng. Gọt láng là công đoạn quyết định cái thớt có độ đẹp trơn láng hay không và không thể dùng máy móc để thay thế.

lang thot dinh an o dong thap
Để có thành phẩm thớt phải trải qua nhiều công đoạn

Theo người dân thì nghề làm thớt cực nhất là lúc phơi nắng, nhất là vào mùa mưa. Thời tiết nắng mưa thất thường nên việc phơi nắng luôn phải trông chừng. Nếu mùa mưa như bây giờ, có khi cả tuần mới đủ nắng để chuyển sang công đoạn bào láng thớt. Thế nhưng không phơi, sản phẩm sẽ không chất lượng vì gỗ tươi rất dễ bị bục, mẻ khi sử dụng. Hơn mấy chục năm qua, người dân xã Định An vẫn miệt mài cùng với nghề bởi đây vừa là nghề tạo thu nhập vừa là nghề truyền thống.

-> Tham khảo và đặt ngay những Tour Miền Tây Hot Nhất do Viet Fun Travel tổ chức.

Chiếc thớt gỗ là một vật dụng rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Và thật thú vị rằng, đằng sau một vật dụng đơn giản đó lại có cả một làng nghề truyền thống lâu đời với những nét đẹp văn hóa. Rồi từ đây, khi nhắc đến thớt chúng ta lại nhắc đến làng nghề thớt Định An của tỉnh Đồng Tháp. Nếu có dịp về Đồng Tháp, về với các tour du lịch xanh, thả hồn vào thiên nhiên tươi đẹp thì quý khách cũng đừng quên đến thăm làng nghề thớt đặc biệt này nhé.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Về Đồng Tháp ghé thăm làng thớt Định An

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call