Tour Du Lịch Việt Nam - Viet Fun Travel - Du Lịch Việt Vui

Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương

  • 0 nhận xét
  • Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương
    5.0/5 sao 1 lượt

Lễ hội Đền Hùng hay còn được gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, đây là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và bày tỏa lòng biết ơn công lao dựng nước của các vị Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm. Nghi lễ truyền thống được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dưới đây, Viet Fun Travel sẽ giải thích chi tiết nhất về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương cho du khách.

1. Ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ tổ chính là ngày lên ngôi của vị vua đầu tiên, ngày bắt đầu lịch sử của một quốc gia. Vào ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm là thời điểm cho tất cả con cháu Việt Nam trở về đất tổ ghi nhớ công ơn dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng cũng như thể hiện niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là ngày để mỗi người dân Việt Nam ôn lại quá trình lịch sử của đất nước, khẳng định sức mạnh giống nòi và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam.


Mồng 10 tháng 3 hằng năm đều rất đông người đến Đền Hùng Giỗ tổ 

Tour tham quan Mũi Né Nửa Ngày - Ngắm hoàng hôn trên đồi cát bay

VF51:Tour tham quan Mũi Né Nửa Ngày - Ngắm hoàng hôn trên đồi cát bay

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 13h30 -18h00)

Điểm khởi hành: Mũi Né

Lịch trình: Mũi Né

Giá Từ

Ngày mồng 10 tháng 3 cũng là một trong những ngày quốc lễ lớn nhất ở Việt Nam. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa hay ở gần, dù ai đi ngược hay về xuôi, dù có bận rộn với công việc đến mấy thì đều tìm về đất tổ dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng. Cứ mỗi khi gần đến ngày mồng 10 tháng 3 thì đi đâu cũng nghe thấy người dân Việt Nam ngân nga câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ tổ mồng mười tháng ba”

Là người Việt Nam thì không ai là không biết đến câu ca dao này. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa dân tộc, câu ca dao đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo truyền thuyết từ xa xưa, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ của người Việt, là cha mẹ của các vị Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ đề cao niềm tự hào của dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta hiểu rõ thấu đáo về bản sắc dân tộc Việt Nam cũng như sự hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính cội nguồn tổ tiên.


Lễ Giỗ tổ Hùng Vương mang nhiều ý nghĩa quý báu cho người dân Việt Nam 

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương mang ý nghĩa giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho tất cả con cháu Việt Nam. Đây cũng là dịp để các thế hệ sau bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương còn là dịp quan trọng để người dân Việt Nam quảng bá ra toàn thế giới về di sản vô cùng giá trị đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, trở thành đạo lí truyền thống của đồng bào Việt Nam.

2. Nghi thức tế lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Nghi thức tế lễ Giỗ tổ Hùng Vương và các lễ vật dâng cúng được Bộ Văn hóa hướng dẫn cụ thể trong công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/03/2009. Những lễ vật tế lễ gồm 128 chiếc bánh dày, 18 chiếc bánh chưng (để dâng lên 18 vị Vua Hùng), nước, hương hoa, trầu câu, ngũ quả và rượu. Bánh giầy khi dâng lễ sẽ có hình tròn, tượng trương cho trời thường không có nhân, bánh chưng thì hình vuông có nhân mặn tượng trương cho đất.


Nghi thức dâng bánh chưng, bánh giầy không thể thiếu trong lễ Giỗ tổ Hùng Vương 

Tour Du Lịch Hà Nội - Hạ Long - Tuần Châu 2 Ngày

VF42:Tour Du Lịch Hà Nội - Hạ Long - Tuần Châu 2 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày (từ 08:00 - 16:30)

Thời gian: 2 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội - Hạ Long - Tuần Châu - Hà Nội

Giá Từ

Ngoài những lễ vật dâng tế đó thì tùy theo quan niệm của từng địa phương mà người dân có thể bổ sung thêm thịt lợn (phải là loài lợn đen), thịt gà (phải là gà trống thiến), xôi, gạo muối…

Phần tế lễ mang đậm văn hóa truyền thông, được cử hành trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh giầy, xôi nhiều màu… Nhạc cử hành là trống đồng cổ. Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về nghi lễ nhà nước, có quy định về quy mô tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương, cụ thể:

- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”, “năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5” thì Trung ương, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội và mời đại diện lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các đoàn thể dự lễ dâng hương.

- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại thì Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội và mời lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

3. Các hoạt động trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương

  • Lễ kỷ niệm, dâng hương

Vào dịp lễ Giổ tổ Hùng Vương thường diễn ra các hoạt động kỷ niệm, mang tính chất quốc gia. Những hoạt động trong dịp lễ này được xem như một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam.

Lễ kỷ niệm, dâng hương được xem như là “đại lễ” không thể thiếu trong các hoạt động ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Trong phần đại lễ, nghi thức dâng hương của các đoàn đại biểu được tiến hành long trọng tại Đền Thượng. Phần hội được diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh chân núi Hùng. Những hình thức văn hóa hiện đại và truyền thống được tổ chức đan xen với những trò chơi dân gian như tổ chức đánh trống đồng, đâm đuống…


Các đoàn đại biểu dâng hương trong ngày Giỗ tổ

  • Lễ diễu hành

Trong buổi lễ diễu hành, đoàn người sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống màu sắc rực rỡ có ý nghĩa xóa tan đi những điều xui xẻo và mang lại những điều may mắn. Trong suốt buổi lễ diễn ra, đoàn người diễu hành cầm theo các biểu ngữ và lá cờ tổ quốc. Những tiếng trống, tiếng nhạc truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam vang lên trong suốt cuộc diễu hành.

Buổi lễ diễu hành không chỉ giúp mang lại không khí vui tươi cho lễ hội mà nó còn mang màu sắc của dân tộc. Buổi lễ còn muốn nhắc nhở giới trẻ về những truyền thống văn hóa xa xưa của tổ tiên được lưu truyền đến ngàn đời sau. Hoạt động biểu diễn âm nhạc ngoài trời cũng được tổ chức linh đình, những tiết mục văn nghệ, hát múa diễn ra chủ yếu mang hơi hướm dân gian, truyền thống với ý nghĩa yêu dân, ca ngợi đất nước.


Đoàn lễ diễu hành bước đi đầy trang nghiêm trong ngày Giỗ tổ 

Tour Du Lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Đồng Tháp - Châu Đốc - Cần Thơ | 4 Ngày 3 Đêm

VF3743:Tour Du Lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Đồng Tháp - Châu Đốc - Cần Thơ | 4 Ngày 3 Đêm

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 4 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Sài Gòn - Mỹ Tho - Đồng Tháp - Xẻo Quýt - Sa Đéc - Châu Đốc - Cần Thơ

Giá Từ

Lễ diễu hành của Giỗ tổ Hùng Vương mang đến cái nhìn đậm chất văn hóa, kèm theo nhiều sắc thái vui nhộn và đầy ý nghĩa của người dân Việt Nam.

  • Lễ rước kiệu

Lễ rước kiệu thường được tổ chức tại các làng vùng ven di tích lịch sử, các di tích này được duy trì và bảo tồn hàng ngàn năm. Nghi lễ mang lại ý nghĩa cộng đồng to lớn và duy trì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, cùng hướng về cội nguồn dân tộc.

Lễ rước kiệu được sắp xếp theo một trình tự nhất định: Đội múa sư tử đi đầu, kế tiếp là đoàn rước quốc kỳ và cờ hội, sau đó là đoàn người đánh chiên, trống, rước tàn lọng và cuối cùng là đội kiệu. Các chủ tế, quan viên và các cụ cao tuổi cùng các nhân dân địa phương đi theo sau. Những lễ vật trong buổi rước kiệu gồm có hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và những đặc sản trong địa phương.


Không khí buổi lễ rước kiệu náo nhiệt nhưng rất thành kính

  • Các hoạt động vui chơi

Trong lễ hội Đền Hùng thường diễn ra rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị và đầy ý nghĩa như Liên hoan văn nghệ dân ca Phú Thọ, ngày hội sách đất tổ, hội chợ thương mại, hội thi bơi chải thuyền trên sông Lô, thi gói bánh chưng, bánh giầy, đá gà, thi hát, đánh cờ… Những hội trại văn hóa, trưng bày, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Tất cả các hoạt động trên đều được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của ngày Giỗ tổ.


Mọi người hào hứng tham gia cuộc thi gói bánh chưng, bánh giầy 

Tour Miền Tây chất lượng CÁI BÈ - CẦN THƠ 2N1Đ | Vườn Trái Cây - Cù Lao - Nhà Cổ Ông Kiệt - Chợ Nổi - Viếng Chùa

VF09:Tour Miền Tây chất lượng CÁI BÈ - CẦN THƠ 2N1Đ | Vườn Trái Cây - Cù Lao - Nhà Cổ Ông Kiệt - Chợ Nổi - Viếng Chùa

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 2 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Sài Gòn - Cù lao Tân Phong - Chèo xuồng ba lá - Vườn trái cây - Cơ sở sản xuất truyền thống - Nhà Cổ Ông Kiệt - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - Bè cá Koi - Làm bánh/xem cá lóc "múa"- Sài Gòn

Giá Từ

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ thể hiện được nét đẹp văn hóa của dân tộc mà còn là nơi để con người ta tìm hiểu về lịch sử. Lễ hội còn góp phần giáo dục những thế hệ kế tiếp luôn ghi nhớ công ơn của cha ông, luôn cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Viet Fun Travel hi vọng qua bài viết này, du khách sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương cũng như nghi thức tế lễ và các hoạt động vui chơi trong lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Viet Fun Travel chúc du khách có một kì nghỉ lễ tuyệt vời và tràn ngập niềm vui bên bạn bè, gia đình và người thân.

Viet Fun Travel tổng hợp

Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.

Không có bình luận.

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline
HOTLINE HỖ TRỢ
Call