Bồn bồn Cà Mau – từ cây cỏ dại trở thành đặc sản vùng đất mũi
- Wed, 18/03/2020
- 0 nhận xét
Bồn bồn trước kia được xem như một loại cỏ dại ở Cà Mau nhưng nay đã được nhân rộng để trồng ở nhiều nơi như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... trong đó, Cà Mau là tỉnh có diện tích trồng bồn bồn lớn nhất. Mời du khách cùng Viet Fun Travel tìm hiểu câu chuyện thú vị về bồn bồn Cà Mau – từ cây cỏ dại trở thành đặc sản vùng đất mũi nhé.
1. Vì sao bồn bồn Cà Mau là đặc sản?
Bồn bồn còn được gọi là cỏ nến, trước kia được xem là loài cỏ dại phổ biến ở miền Tây. Bồn bồn có hình dạng hơi giống cây lúa, mọc ở những vùng đồngnhiễm phèn. Bồn bồn có khả năng chịu mặn cao, vì thế sinh trưởng rất tốt ở nhiều nơi của miền Tây. Sau này, người dân miền Tây phát hiện ra bồn bồn có khả năng chế biến được thành nhiều món ăn ngon, từ đó, bồn bồn bắt đầu được ưa chuộng, có những lúc cung không đủ cầu.
Cây bồn bồn còn được gọi là cỏ nến, được trồng nhiều ở Cà Mau
Bồn bồn sau đó được trồng ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là huyện Cái Nước, Cà Mau. Do đó, bồn bồn Cà Mau đã góp tên vào danh sách những đặc sản dân dã của vùng đất này. Bồn bồn rất dễ trồng, chỉ cần có nước là cây mọc tươi tốt, không cần tốn công sức chăm sóc hay phân bón. Vì thế, người Cà Mau trồng bồn bồn xen kẽ giữa các mùa thu hoạch hoặc xen canh với các vuông tôm.
Khi cây bồn bồn đủ to và lá xanh tốt, người ta sẽ thu hoạch bằng cách tách những nhánh đủ độ lớn, để lại các nhánh nhỏ. Những nhánh lớn sẽ được tách lá, lấy lõi. Các nhánh nhỏ cứ thế lớn lên, tiếp tục cho lần thu hoạch sau. Do đó, bồn bồn có thể thu hoạch được suốt quanh năm, đem lại lợi ích kinh tế khá ổn định cho người trồng. Khởi hành:Hàng ngày Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn – Cà Mau – Vườn Chim Cái Nai – Rừng U Minh – Đất Mũi Cà Mau – Sài Gòn Giá Từ
VF385:Tour Du Lịch Sài Gòn – Cà Mau 04 Ngày 03 Đêm
Bồn bồn Cà Mau nổi tiếng do chế biến được thành nhiều món ăn và có độ tươi ngon, giòn ngọt đáng nhớ. Rất nhiều người dân Cà Mau biết cách chế biến bồn bồn. Đầu tiên, bồn bồn tươi được giữ lại phần gốc (dài khoảng 30cm), phần ngọn được chặt bỏ. Sau đó, phần gốc được đem rửa sạch và tách lấy lõi non.
Bồn bồn Cà Mau sau khi được sơ chế
Có lẽ vì hút dưỡng chất tự nhiên từ nước, hít khí trời và không bị uế tạp bởi phân bón nên bồn bồn có hương vị thơm ngon đầy hấp dẫn. Cây bồn bồn sau khi sơ chế nhìn rất đơn giản, bình thường nhưng khi chế biến xong lại rất ngon miệng. Chính vì thế, đây được xem như món ăn mang đậm hương đồng gió nội của vùng sông nước Cà Mau.
2. Những món ngon chế biến từ bồn bồn
Món ăn đơn giản nhất chế biến từ bồn bồn chính là muối dưa. Du khách đi về vùng Cái Nước, Cà Mau có thể thấy dọc hai bên đường có rất nhiều nơi bán những hũ dưa bồn bồn trắng nõn và những lều được người dân dựng lên hai bên đường để sơ chế bồn bồn. Dưa bồn bồn được làm bằng cách lấy bồn bồn tươi, rửa sạch, ngâm với nước vo gạo hòa với ít đường và muối trắng.
Sau đó bồn bồn được xếp vào hũ, đổ nước đun sôi để nguội vào và đậy nắp lại. Khoảng 7 ngày sau là món dưa bồn bồn sẽ thành. Một hũ dưa bồn bồn đạt yêu cầu là phải giữ được màu trắng nõn đặc trưng của bồn bồn, đồng thời khi ăn vào, vị dưa phải giòn ngọt, sần sật. Ngoài ra, dưa bồn bồn còn có thể dùng để làm gỏi chua hoặc chấm với thịt kho, cá kho... đều rất vừa miệng.
Dưa bồn bồn có thể dùng để chế biến thành nhiều món ngon
Dưa bồn bồn hoặc bồn bồn tươi cũng có thể dùng để nấu món canh chua. Du khách có thể cho bồn bồn nấu chung với cá hú hoặc tôm thịt, cà chua, ngò gai, hành tỏi băm là ra được món canh chua bồn bồn ngon hết sảy. Món canh chua này rất thích hợp để ăn trong thời tiết nắng nóng của miền Nam. Vị chua dịu và ngon ngọt của bồn bồn hòa quyện với những thớ cá chắc thịt, những miếng tôm nõn nà tạo thành món ăn hấp dẫn. Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ - Sài Gòn Giá Từ
VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho - Bến Tre - Rạch Giá - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ)
Bên cạnh đó, du khách có thể dùng bồn bồn tươi để nhúng lẩu hay xào tôm. Chắc chắn là hương vị tự nhiên của bồn bồn sẽ khiến những món ăn quen thuộc như lẩu, xào tôm trở nên thú vị và đậm đà hơn.
Bồn bồn xào tôm
Người miền Tây còn có một cách chế biến bồn bồn khá lạ miệng nữa, đó là nấu canh dừa. Để làm món này bồn bồn tươi được rửa sạch, cắt khúc phần non và trắng, phần lá để riêng. Sau đó, phần cắt khúc được cho vào đun chín tới rồi cho tiếp phần lá vào xào với gia vị. Cuối cùng, nước cốt dừa được đổ vào đảo đều cho chín rồi múc ra chén. Món canh này rất ngon với mùi thơm nồng nàn của nước cốt dừa, vị ngọt của bồn bồn và vị beo béo đậm đà của dừa tươi.
Chính vì dễ chế biến mà lại có hương vị thơm ngon nên dưa bồn bồn hay bồn bồn tươi rất được người địa phương và khách du lịch ưa chuộng. Du khách có dịp du lịch Cà Mau thì hãy mua thử một hũ dưa bồn bồn và một ít bồn bồn tươi về ăn thử nhé. Chắc chắn du khách sẽ cảm thấy rất thú vị khi được trải nghiệm một nét ẩm thực bình dị của người Cà Mau nói riêng, người miền Tây nói chung.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Bồn bồn Cà Mau – từ cây cỏ dại trở thành đặc sản vùng đất mũi
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.