Những món ăn ngày Tết Nguyên đán của người miền Tây
- Wed, 18/09/2019
- 0 nhận xét
Ẩm thực là từ nói chung chỉ về việc ăn, uống. Ẩm thực được nâng lên thành “văn hóa ẩm thực” nghĩa là bao gồm cả phong cách, thói quen chế biến, cách bày biện và cách thưởng thức món ăn, món uống của mỗi đất nước, mỗi vùng miền. Miền Tây cũng có văn hóa ẩm thực riêng mà mỗi khi nhắc đến, du khách thường nghĩ ngay đến văn hóa miệt vườn, văn hóa sông nước gắn liền với văn hóa ẩm thực miền Tây.
-> Xem thêm: Độc đáo món ngon từ cây bồn bồn miền Tây
Để rõ hơn về điều này, mời Quý khách du lịch miền Tây 1 chuyến, thưởng thức các món ăn ngon để hiểu hơn phong cách ăn uống của người miền Tây. Tết Nguyên đán là cơ hội tốt để có cái nhìn tổng quát nhất về văn hóa ẩm thực miền Tây.
Mâm cơm đầy đủ món vào ngày Tết Nguyên Đán của người Miền Tây
1. Cá lóc hấp mẻ
Cá lóc là món ăn đặc sản được xem là tiêu biểu nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để nấu món ăn này, người nấu cần chọn cá lóc đồng còn sống, nặng chừng 800gr đến 1kg. Hành cắt khúc dài, củ hành xắt mỏng cho dưới khay hấp. Ngâm cá trong nước muối vài phút sau đó rửa thật sách, để lên trên bổi.
Cơm mẻ được chuẩn bị sẵn trước. Cơm mẻ là chất được làm chua từ cơm nguội để lên men tự nhiên. Cơm mẻ có vị chua dịu. Khi có cơm mẻ, cho khoảng 1 chén cơm mẻ lên trên mình cá, để sôi lửa riu riu. Khi cá vừa chín (da cá nhăn lại) thì cho ra dĩa.
Chú ý cá lóc hấp mẻ lúc chế biến không được đánh vảy, mổ bụng hay móc ruột mà phải để nguyên con. Cá lóc hấp mẻ thường ăn với bánh tráng cuốn rau xanh, xà lách, chuối chát, bún, tai heo luộc, tép luộc. Nước chấm thì có thể dùng nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm thêm muối ớt đều rất ngon. Đây là một trong những món ngon vào ngày Tết của người miền Tây.
Cá lóc hấp mẻ, một trong những món ngon đặc sản ở miền Tây
-> Cùng tham khảo: Những kinh nghiệm du lịch Miền Tây toàn tập
2. Món lẩu cá ngát nấu bần
Cá ngát nhìn giống cá trê trắng nước ngọt. Người miền Tây hay nấu lẩu cá ngát với trái bần dốt. Cá ngát làm sạch, cắt khúc và để ráo. Nước nấu lẩu nêm nếm cho vừa ăn. Khi nước sôi cho vài trái bần dốt vào nồi, chờ 5 phút vớt bần ra tô, tán nhuyễn, lược bỏ hột và vỏ để lấy độ chua. Cho nước cốt bần vào lại trong nồi và nêm nếm vừa ăn.
Cá ngát đã chuẩn bị sẵn cho vào nổi, đợi nước sôi lên thì cho rau vào. Thêm các loại rau như ngò om, lá quế, cần để cho thơm mùi. Rau để ăn lẩu cá ngát trái bần thường là bạc hà, rau muống, cù nèo, chuối ghém… Nếu muốn cay thì cho vào vài trái ớt hiểm xanh đập dập hoặc sả bằm vào cho thơm.
Lẩu cá ngát nấu bần làm phong phú thêm các món lẩu ở miền Tây mà du khách đi Tour miền Tây thường tìm để thưởng thức.
Lẩu cá ngát nấu bần là món ăn ngon được người dân miền Tây ưa chuộng Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng - Cồn Lân - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - Vườn Trái Cây - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu Giá Từ
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn - Chợ nổi - Cồn Sơn - Rừng tràm Trà Sư
3. Món gỏi ốc đắng trộn bắp chuối
Miền Tây với địa hình sông ngòi chằng chịt thì việc tìm ốc để làm gỏi là điều rất dễ dàng. Ốc đắng bắt về, rửa sạch bùn đất, cho vào nước vo gạo, có thể bỏ vào một ít ớt giã để ốc nhả hết cặn, nhớt trong miệng ra (hoặc ngâm ốc đắng với nước sạch pha giấm). Sau đó chà rửa thật sạch và cho vào nồi luộc với ít lá sả, lá ổi.
Luộc khoảng 10 phút thì vớt ốc ra rổ, để ráo nước, dùng cây tăm cứng có gai để lấy ruột ốc bỏ vào tô. Chuẩn bị bắp chuối xiêm hoặc chuối hột, xắt nhuyễn ngâm vào nước pha chanh để bắp chuối không bị đen.
Du lịch đến miền Tây nên tìm thưởng thức món gỏi ốc đắng trộn bắp chuối
Vắt bắp chuối cho ráo nước, cho khoảng ½ chén nước giấm có vài miếng tỏi, ớt đập dập vào gỏi, nêm gia vị bột ngọt, đường, muối ăn, nước mắm nhỉ, bột nêm… Tiếp theo, cho ruột ốc và 1 ít da heo luộc đã được xắt mỏng vào trộn đều. Cuối cùng là cho 1 ít rau thơm đã cắt nhỏ, đậu phộng rang giã nhuyễn vào gỏi.
Có thể trộn thêm 1 ít ba chỉ luộc xắt mỏng vào đĩa gỏi ốc này cho thêm phần hấp dẫn. Nước chấm ăn kèm gỏi ốc là nước mắm tỏi ớt hoặc nước mắm chua ngọt đều được. Du lịch miền Tây vào dịp Tết, du khách rất có thể được thưởng thức món ăn này. Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Nhà Cổ Ông Kiệt - Thánh Thất Cái Bè - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Cồn Sơn - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu Giá Từ
VF11:Tour MIỆT VƯỜN - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Long Xuyên
4. Món cá chạch nướng
Món này làm khá đơn giản. Cá chạch làm sạch với nước phèn chua rồi cho lên đĩa. Cơm mẻ tán nhuyễn cho thêm muối, đường, bột ngọt, ớt băm nhỏ. Tất cả trộn đều cho vừa ăn. Rau sống có thể ăn kèm là chuối chát, khế, mù ôm, ngò gai…
Xếp cá lên vỉ cho lên bếp than nóng lửa, khi nghe cá dậy mùi thơm, da nhúm lại là cá đã chín. Có thể chấm cơm mẻ ăn được. Đây là món ngon thường thấy trong các bữa cơm của người miền Tây vào các dịp lễ, Tết.
Miền Tây với lịch sử khai hoang mở cõi từ bao đời trước nên cuộc sống con người miền Tây vốn dĩ gắn liền với sông nước ruộng đồng, miệt vườn. Bên cạnh những món ăn Viet Fun Travel vừa kể trên, đến miền Tây người ta không thể không nhắc đến các món như chuột đồng nướng lu, cá lóc nướng trui, canh chua bông điên điển, lẩu mắm, lẩu bần nấu chua, canh chua cá lóc kho tộ, lẩu cá linh bông so đũa v.v..
-> Xem thêm: 22 món ăn ngon ở Miền Tây
Nếu Quý khách chưa từng thưởng thức các món ăn trên, vào dịp Tết năm nay, sao không đăng ký ngay Tour du lịch miền Tây để thỏa sức trải nghiệm, khám phá?
Viet Fun Travel tổng hợp
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Những món ăn ngày Tết Nguyên đán của người miền Tây
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.