Về miền Tây ngắm vẻ đẹp bông điên điển
- Tue, 02/07/2019
- 0 nhận xét
Bông điên điển là một trong những loại bông xuất hiện nhiều ở miền Tây vào mùa nước nổi. Vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, khi nước lũ từ thượng nguồn dòng Mêkông đổ về cũng là lúc màu vàng của bông điên điển bắt đầu xuất hiện. Bông điên điển khoe màu vàng rực rỡ giữa nền xanh của bầu trời và màu nắng của đất phương Nam...
-> Tham khảo thêm: Khám phá các vườn chim cò lớn nhất Miền Tây
Bông điên điển – Loài hoa dại miền Tây
Theo tài liệu mà Viet Fun Travel tham khảo được thì điên điển có tên khoa học là là sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ đậu (Fabaceae). Cây điên điển trồng rất tốt cho môi trường, cải tạo đất (sử dụng như phân xanh) vì rễ của loại cây này có tác dụng giống như rễ của các loài cây thuộc họ đậu khác, có nhiều vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh, cố định đạm.
Rễ ăn sâu khoảng 60 – 70 cm. Loài cây này xưa mọc hoang rất nhiều ở các vùng đầm lầy đồng bằng sông Cửu Long, có sức sống mãnh liệt, chống chọi được nhiều sâu bệnh. Cây điên điển có chiều cao trung bình từ 4 - 5m, tán rộng khoảng 2 - 3m. Trồng cây điên điển rất ít tốn công chăm sóc hay xài phân bón. Ở miền Tây có nhà chuyên trồng cây điên điển như một cây trồng kinh tế.
Bông điên điển có màu vàng rất bắt mắt Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng - Cồn Lân - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Chợ Nổi Cái Răng - Cồn Sơn - Vườn Trái Cây - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ - Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn - Chợ nổi - Cồn Sơn - Rừng tràm Trà Sư
Du khách đi du lịch miền Tây có thể thấy cây này ở nhiều nơi như Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ, Long An… Cây điên điển cho ra loài hoa điên điển có màu vàng rộm, nhiều từ xa rất nổi bật và rất đẹp. Bông điên điển ở miền Tây Nam Bộ được người dân sử dụng nghiêng về yếu tố “rau” hơn là yếu tố “bông”.
Người dân Nam Bộ thường hái bông điên điển để nấu canh chua, làm gỏi trộn thịt gà và nhiều món ăn đậm chất miền Tây khác… Người miền Tây vốn dĩ hay dùng từ “bông” dung dị và đời thường hơn là sử dụng từ “hoa”.
Bông điên điển trồng từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch khoảng hơn 4 tháng. Vì là loài cây ít sử dụng thuốc nên bông điên điển được xem là loài rau sạch, thực phẩm được nhiều người ưa chuộng.
Du khách đi du lịch miền Tây thích có cơ hội chèo xuồng hái bông điên điển
-> Nên xem: Du lịch Miền Tây có gì chơi?
Ngắm vẻ đẹp bông điên điển vào mùa nước nổi miền Tây
Bông điên điển là một trong những loại bông xuất hiện nhiều ở miền Tây vào mùa nước nổi. Vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, khi nước lũ từ thượng nguồn dòng Mêkông đổ về cũng là lúc màu vàng của bông điên điển bắt đầu xuất hiện. Bông điên điển khoe màu vàng rực rỡ giữa nền xanh của bầu trời và màu nắng của đất phương Nam.
Vì thường xuất hiện vào mùa nước nổi nên bông điên điển cũng “nghiễm nhiên” được xem là loài hoa đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây. Bông điên điển vào mùa nước nổi là hình ảnh đẹp và chất chứa nhiều kỷ niệm của người dân miền Tây, những người con xa xứ miền Tây. Vì thế, hằng năm, cứ chờ đến mùa nước nổi, nhiều người về miền Tây để tìm lại những hình ảnh thân quen mà rất đỗi thân thương. Nhiều du khách Việt, kể cả du khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam, đến miền Tây vào đúng mùa nước nổi cũng ấn tượng và yêu thích loài hoa này.
Một em bé theo mẹ hái bông điên điển Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 4 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Tham Quan Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ - Châu Đốc – Sài Gòn
VF258:Tour Du Lịch Sài Gòn - Miệt Vườn 4 Ngày 3 Đêm
Bông điên điển và những món ăn ngon trứ danh ở miền Tây
Nếu yêu thích miền Tây hẳn du khách cũng đã từng nghe về các món ăn ngon, đặc sản miền Tây gắn liền với bông điên điển. Để có được món ăn ngon, người dân đã hái những chùm bông điên điển về rửa sạch. Bông điên điển muốn hái phải nhẹ nhàng và cẩn thận để cánh hoa không bị dập, bị héo. Người hái thường chọn vào buổi chiều hoặc lúc trời chạng vạng vì lúc đó bông vừa hé nhụy, rất tươi ngon.
Người dân thường tránh đi hái vào buổi sáng vì lúc đó ong bướm đã lấy mật, hoa đã bung nở nên không còn ngon nữa. Bông điên điển phải chọn loại nở vào mùa nước nổi mới có hương vị đặc trưng, đậm chất. Bông điên điển được người dân miền Tây dùng để ăn sống giống như một loại rau hoặc dùng để đúc bánh xèo, làm dưa chua, nấu canh chua, làm gỏi.
Lẩu cá linh bông điên điển là một trong những món ngon ở miền Tây Khởi hành:Hằng Ngày Thời gian: 3 Ngày Điểm khởi hành: Sài Gòn Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây - Nhà Cổ Ông Kiệt - Thánh Thất Cái Bè - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Cồn Sơn - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - Tây An Cổ Tự - Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Trại Cá Sấu
VF11:Tour MIỆT VƯỜN - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè - Cần Thơ - Châu Đốc - Long Xuyên
Đi Tour miền Tây vào đúng mùa nước nổi du khách nên tìm thưởng thức các món ăn gắn liền với “tên tuổi” của bông điên điển như lẩu cá linh bông điên điển, lẩu mắm kho, bún mắm, bún nước lèo (bông điên điển dùng như rau nhúng vào nồi lẩu), gỏi điên điển tép đồng, bông điên điển chấm cá kho, bánh xèo nhân bông điên điển v.v.. Có lẽ cái vị đăng đắng mà ngòn ngọt của bông điên điển sẽ làm du khách khó quên và sẽ dần “nghiện” nếu thử nhiều lần. Bông điên điển miền Tây – “mai vàng mùa nước nổi”, có lẽ là loài hoa duy nhất vừa để người đời nhìn ngắm, vừa có thể ăn như một loại rau.
Viet Fun Travel
Mời quý khách đánh giá hay góp ý về Về miền Tây ngắm vẻ đẹp bông điên điển
Nhập đầy đủ các trường thông tin giúp chúng tôi hỗ trợ Quý khách tốt hơn.